Có nên ký hợp đồng đào tạo khi hết thử việc đối với người lao động
09:10 25/11/2023
Có nên ký hợp đồng đào tạo khi hết thử việc đối với người lao động: Công ty tôi có nhân viên thử việc 02 tháng, sau khi kết thúc thời gian thử việc....
- Có nên ký hợp đồng đào tạo khi hết thử việc đối với người lao động
- ký hợp đồng đào tạo khi hết thử việc
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CÓ NÊN KÝ HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO KHI HẾT THỬ VIỆC
Câu hỏi của bạn:
Công ty tôi có nhân viên thử việc 02 tháng, sau khi kết thúc thời gian thử việc, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên, Công ty muốn tạo điều kiện để nhân viên có thêm 3 tháng để hoàn thiện kỹ năng và đào tạo thêm, sau đó mới ký hợp đồng lao động chính thức. Vì vậy, trong trường hợp này chúng tôi nên ký hợp đồng lao động nào? Trong trường hợp sau khi hết thời hạn hợp đồng 3 tháng mà người lao động không đáp ứng công việc, Công ty chúng tôi tiến hành chấm dứt HĐLĐ. Vậy trong trường hợp này chúng tôi có phải đóng BHYT và BHXH cho người lao động không?
Xin luật sư tư vấn cho chúng tôi chi tiết về việc đóng BHYT và BHXH cho người lao động đối với trường hợp trên.
Cảm ơn luật sư, mong nhận được hồi đáp của của luật sư
Trân trọng
Câu trả lời của luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012.
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
- Luật bảo hiểm xã hội 2014
Nội dung tư vấn :
1. Khi nào thì ký hợp đồng đào tạo khi hết thử việc.
Căn cứ theo khoản 1 điều 26 Bộ luật lao động 2012 quy định:
Điều 26. Thử việc
"1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc."
Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
"1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận."
Vậy thời gian thử việc chỉ được thử một lần với một công việc, nếu không đạt cần thông báo cho người lao động. [caption id="attachment_37813" align="aligncenter" width="450"] Ký hợp đồng đào tạo khi hết thử việc[/caption]
Nếu thử việc mà không đạt mà người sử dụng lao động vẫn muốn tạo điều kiện cho người lao động làm, thì công ty bạn có thể ký hợp đồng đào tạo nghề cho người lao động. Hợp đồng đào tạo được quy định theo các điều 59, 60, 61,61 Bộ Luật lao động 2012 quy định:
Điều 59. Học nghề và dạy nghề
"1. Người lao động được lựa chọn nghề, học nghề tại nơi làm việc phù hợp với nhu cầu việc làm của mình.
2. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động có đủ điều kiện thành lập cơ sở dạy nghề hoặc mở lớp dạy nghề tại nơi làm việc để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình và đào tạo nghề cho người học nghề khác theo quy định của pháp luật dạy nghề."
Điều 60. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
"1. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
2. Người sử dụng lao động phải báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh trong báo cáo hằng năm về lao động."
Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
"1. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.
Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản."
2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.
3. Hết thời hạn học nghề, tập nghề, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động khi đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật này.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia."
Điều 62. Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
"1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
c) Chi phí đào tạo;
d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài."
Vậy khi hết hợp đồng thử việc mà người sử dụng lao động vẫn muốn để người lao động làm và đào tạo thêm thì bạn có thể ký hợp đồng đạo tạo khi hết thử việc với người lao động. Khi hết thời gian đào tạo thì bạn có thể ký hợp đồng lao động với người lao động.
2. Có nên ký hợp đồng đào tạo khi hết thử việc.
Công ty bạn muốn tạo điều kiện để nhân viên có thêm 3 tháng để hoàn thiện kỹ năng và đào tạo thêm, sau đó mới ký hợp đồng lao động chính thức. Trong trường hợp này công ty bạn có thể ký hợp đồng đào tạo nghề, chỉ cần đảm bảo quy định pháp luật về hợp đồng đào tạo nghề.
Về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đào tạo học nghề, căn cứ theo điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì học viên trong hợp đồng đào tạo nghề không thuộc trường hợp đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc. Vậy trong khoảng thời gian này công ty bạn không cần đóng bảo hiểm xã hội cho học viên.
Từ phân tích trên bạn có thể quyết định nên ký hợp đồng đào tạo khi hết thử việc hay không?
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Tải mẫu hợp đồng đào tạo nghề theo quy định pháp luật
Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động.
Liên hệ Luật sư tư vấn về: Có nên ký hợp đồng đào tạo khi hết thử việc đối với người lao động
- Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về Có nên ký hợp đồng đào tạo khi hết thử việc đối với người lao động. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.
- Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về Có nên ký hợp đồng đào tạo khi hết thử việc đối với người lao động qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về Có nên ký hợp đồng đào tạo khi hết thử việc đối với người lao động tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Liên kết tham khảo
- Dịch vụ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Thái Bình
- Tư vấn chế độ thai sản miễn phí trực tuyến qua tổng đài
- Tư vấn trợ cấp thất nghiệp cho người lao động
- Tư vấn bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp và người lao động
- Tư vấn bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện
- Tải bộ luật lao động 2016 và hướng dẫn áp dụng
- Tải luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2017 và hướng dẫn áp dụng
- Tải bộ luật bảo hiểm y tế mới nhất và hướng dẫn áp dụng
- Tư vấn bảo hiểm xã hội