• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chứng cứ chứng minh trong vụ việc bị đồng nghiệp sàm sỡ. Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự...

  • Chứng cứ chứng minh trong vụ việc bị đồng nghiệp sàm sỡ.
  • Bị đồng nghiệp sàm sỡ
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHỨNG CỨ CHỨNG MINH TRONG VỤ VIỆC BỊ ĐỒNG NGHIỆP SÀM SỠ.

Câu hỏi của bạn:

     Bạn em bị đồng nghiệp sàm sỡ nhưng lúc đấy không có người khác nhìn thấy, sau đó bạn em đã thoát được. Và bạn em đã báo cáo, tường trình cho cơ quan làm việc. Nhưng khi ra hội đồng trong cơ quan xét xử thì người có hành vi gây rối không thừa nhận hành vi của mình mà ngược lại còn kêu bạn em vu khống. Cho em hỏi trong trường hợp này phải làm sao ạ?

     Em xin chân thành cám ơn ạ!

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn: Chứng cứ chứng minh trong vụ việc bị đồng nghiệp sàm sỡ.

1. Khái niệm về chứng cứ.

     1.1. Quy định của pháp luật.

     Khi giải quyết vụ án hình sự, trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng, cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án cần xác minh những sự việc có liên quan đến tội phạm đang được tiến hành xem xét, cần phải khẳng định được rằng tội phạm đã xảy ra, xác định được người cụ thể đã thực hiện tội phạm và họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện. Tất cả các sự kiện và tình tiết của vụ án phải phù hợp với hiện thực khách quan. Để làm được điều đó, cơ quan tiến hành tố tụng phải dựa vào chứng cứ. Như vậy, chứng cứ có vai trò vô cùng quan trọng trong một vụ án hình sự và được quy định tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 như sau:

     Điều 64. Chứng cứ

"1.Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

2.Chứng cứ được xác định bằng:

a) Vật chứng;

b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

c) Kết luận giám định;

d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác."

     1.2. Khái niệm, thuộc tính của chứng cứ.

  • Khái niệm về chứng cứ.

     Chứng cứ trong vụ án hình sự là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. [caption id="attachment_59737" align="aligncenter" width="377"]Bị đồng nghiệp sàm sỡ Bị đồng nghiệp sàm sỡ[/caption]

  • Thuộc tính của chứng cứ.

     Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự được sử dụng làm phương tiện duy nhất để chứng minh tội phạm, làm rõ các tình tiết của vụ án. Cho nên, chứng cứ được sử dụng trong vụ án hình sự phải bảo đảm đầy đủ ba thuộc tính quan trọng sau, đó là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp.

     - Tính khách quan: là phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án đã xảy ra, không bị xuyên tạc, bóp méo theo ý chí chủ quan của con người.

     - Tính liên quan: chứng cứ đưa ra phải có mối liên hệ với vụ án hình sự đang cần được giải quyết, có thể là chứng cứ trực tiếp hoặc gián tiếp nhưng phải có liên quan đến vụ án hình sự đó.

     - Tính hợp pháp: là việc cung cấp các chứng cứ đó phải được diễn ra đúng với quy định của pháp luật. Ví dụ: khi cung cấp 1 đoạn ghi âm để làm chứng cứ trong vụ án hình sự thì phải đảm bảo xác minh nội dung có liên quan đến vụ án và việc ghi âm đó là hoàn toàn khách quan chứ không phải là bị cưỡng ép, đe dọa để có được cuộc ghi âm đó...

2. Tư vấn theo thông tin bạn cung cấp.

     Với những thông tin mà bạn đã cung cấp cho chúng tôi thì cũng chưa có dấu hiệu cấu thành tội phạm. Do đó, vấn đề bây giờ mình cần giải quyết là theo dân sự. Việc bạn của bạn bị đồng nghiệp sàm sỡ đã báo cáo, tường trình cho cơ quan làm việc. Nhưng khi ra hội đồng trong cơ quan xét xử thì người có hành vi gây rối không thừa nhận hành vi của mình mà ngược lại còn kêu bạn của bạn vu khống thì rõ ràng là bạn của bạn đã không đưa ra được những chứng cứ cụ thể để có thể chứng minh người đó có hành vi quấy rối. Như vậy, bạn của bạn nên có những cách xử lý như sau:

     Thứ nhất, việc bạn của bạn bị đồng nghiệp sàm sỡ hay không thì cũng không có ai làm chứng bạn của bạn nên nói chuyện thẳng thắn với người kia (người có những hành vi sàm sỡ) chấm dứt các hành vi đã làm với mình và có các biện pháp ngăn chặn các hành vi tương tự có thể xảy ra. Ví dụ như: luôn đi cùng đồng nghiệp, không ở một mình khi ở công ty...

     Thứ hai, nếu như đã có yêu cầu về việc chấm dứt các hành vi quấy rối mà người đó vẫn không dừng lại thì bạn có thể sử dụng các chứng cứ như hình ảnh, trích xuất camera tại công ty hoặc có những chứng cứ khác để có thể tố cáo họ đến cơ quan để xem xét và thực hiện kỷ luật đối với người đó.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về Chứng cứ chứng minh trong vụ việc bị đồng nghiệp sàm sỡ. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào. Bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của anh; chị.

     Trân trọng ./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178