• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chủ văn bằng bảo hộ và phạm vi độc quyền bảo hộ nhãn hiệu: Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn không cho người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hay tương tự tới

  • Chủ văn bằng bảo hộ và phạm vi độc quyền bảo hộ nhãn hiệu
  • phạm vi độc quyền bảo hộ nhãn hiệu
  • Hỏi đáp luật sở hữu trí tuệ
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

PHẠM VI ĐỘC QUYỀN BẢO HỘ NHÃN HIỆU

Kiến thức của bạn:

     Chủ văn bằng bảo hộ và phạm vi độc quyền bảo hộ nhãn hiệu

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung câu trả lời

     Theo khoản 16 điều 4 luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009:

"16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau."

1. Chủ văn bằng bảo hộ

     Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn không cho người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hay tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ. Thông qua bảo vệ nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu bảo vệ uy tín thương mại của những sản phẩm do mình sản xuất hay dịch vụ do mình cung cấp.

2. Phạm vi độc quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu

     Chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng và định đoạt đối với các dấu hiệu được bảo hộ. Độc quyền được hiểu dưới hai nghĩa. Thứ nhất, chủ sở hữu có quyền cho hay không cho người khác sử dụng nhãn hiệu của mình thông qua một loại hợp đồng gọi là hợp đồng li-xăng. Thứ hai, khi có hành vi xâm phạm độc quyền của mình (sử dụng mà không xin phép), chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tự mình yêu cầu hay thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. [caption id="attachment_13527" align="aligncenter" width="300"]phạm vi độc quyền bảo hộ nhãn hiệu phạm vi độc quyền bảo hộ nhãn hiệu[/caption]

a. Quyền sử dụng và phạm vi bảo hộ

     Chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên loại sản phẩm mà mình đăng ký. Quyền sử dụng nói trên bao gồm: gắn nhãn được bảo hộ lên sản phẩm hay dịch vụ của mình, tàng trữ, lưu thông, bán, nhập khẩu, quảng cáo sản phẩm có nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ. Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu được hiểu không chỉ bao gồm sản phẩm có nhãn hiệu giống nhãn hiệu được mô tả trên văn bằng bảo hộ, mà cả các sản phẩm có nhãn hiệu "tương tự tới mức gây nhầm lẫn." Đó là vì đối tượng bảo hộ của nhãn hiệu là khả năng phân biệt của sản phẩm và nguồn gốc sản phẩm. Chính vì lý do đó, mà các dấu hiệu nổi bật của nhãn hiệu phải được thể hiện rõ trong yêu cầu bảo hộ (đơn đăng ký nhãn hiệu). Khi xảy ra tranh chấp, các cơ quan có thẩm quyền phần lớn các nước đều tập trung vào vấn đề giải thích nội dung văn bằng bảo hộ để từ đó tìm ra phạm vi bảo hộ

b. Quyền định đoạt

     Ngoài quyền sử dụng, chủ sở hữu nhãn hiệu được quyền chuyển giao quyền sở hữu văn bằng bảo hộ hoặc quyền sử dụng của mình thông qua hợp đồng li-xăng và được quyền để lại thừa kế nhãn hiệu.

      Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về Chủ văn bằng bảo hộ và phạm vi độc quyền bảo hộ nhãn hiệu. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178