Thế chấp quyền sử dụng đất đã được thế chấp có được không?
08:57 22/06/2019
Thế chấp quyền sử dụng đất đã được thế chấp theo quy định của bộ luật dân sự 2015, luật nhà ở...., nghị định 163/2006 về xử lý tài sản bảo đảm
- Thế chấp quyền sử dụng đất đã được thế chấp có được không?
- Thế chấp quyền sử dụng đất đã được thế chấp
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DUNG ĐẤT ĐÃ ĐƯỢC THẾ CHẤP
Câu hỏi của bạn:
Tôi có mành đất 300 m2 và căn nhà 4 tầng xây trên mảnh đất đó đã được thế chấp để vay vốn tại ngân hàng A với mục đích sản xuất đồ gỗ. Nay tôi có nhu cầu mở rộng sản xuất nên muốn vay thêm vốn và thế chấp chính bằng nhà đất đã được thế chấp có được không. Qua tìm hiểu, tôi được biết Ngân hàng B có lãi suất cho vay thấp hơn ngân hàng A nên tôi muốn thế chấp quyền sử dụng đất đã được thế chấp đó thì cần phải làm thủ tục gì?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Đất đai 2013
- Bộ luật dân sự 2005
Nội dung tư vấn:
Điều 342 BLDS 2005 quy định về thế chấp như sau:
Điều 342. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.
Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Tài sản thế chấp cũng có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
3. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 715 đến Điều 721 của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 61 Nghị định 163/2006 quy định về việc “Thông báo về việc xử lý tài sản trong trường hợp bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ”.
Như vậy, cùng với quy định tại Điều 324 Bộ luật Dân sự 2005 về “Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự” ông/bà có thể thống nhất với ngân hàng A và ngân hàng B chấp nhận việc thế chấp QSDD cho nhiều khoản vay tại hai ngân hàng này. Tuy nhiên, trên thực tế các ngân hàng thường không chấp nhận việc cùng thế chấp một tài sản tại nhiều ngân hàng vì lo ngại những tranh chấp phát sinh, những thủ tục phức tạp trong quá trình phải phối hợp với nhau khi xử lý tài sản thế chấp.
- Đối với nhà ở trên đất:
Theo Điều 114 Luật Nhà ở 2005 về “Điều kiện thế chấp nhà ở” thì ông/bà chỉ được thế chấp tại một tổ chức tín dụng. Do vậy, riêng nhà ở thì ông/bà chỉ được thế chấp tại ngân hàng A hoặc ông/bà thanh toán hết khoản vay của ngân hàng A để chuyển sang thế chấp vay vốn tại ngân hàng B.
Đồng thời có 2 điểm lưu ý với ông/bà như sau:
- Theo khoản 2 Điều 13 về “Các trường hợp xóa đăng ký giao dịch bảo đảm” của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm thì trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì khi yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm tiếp theo, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký đối với giao dịch bảo đảm đã đăng ký trước đó.
- Theo khoản 3 Điều 324 Bộ luật Dân sự 2005 thì khi một tài sản dùng bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ mà một nghĩa vụ đến hạn phải xử lý tài sản thì các nghĩa vụ chưa đến hạn được coi là đến hạn. Như vậy, trường hợp này ngân hàng có thế xử lý tài sản thế chấp cho khoản vay quá hạn và cả những khoản vay chưa đến hạn (trừ trường hợp ông/bà có thoả thuận khác với ngân hàng).
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected] để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.
Xin chân thành cảm sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: