Chấp nhận người đồng tính ở Việt Nam hiện nay và nhận định tương lai
14:03 02/11/2017
Chấp nhận người đồng tính ở Việt Nam hiện nay và nhận định tương lai:Hiện nay nước ta đã có cái nhìn nhận về người đồng tính một cách tích cực,cởi mở hơn...
- Chấp nhận người đồng tính ở Việt Nam hiện nay và nhận định tương lai
- chấp nhận người đồng tính ở Việt Nam
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CHẤP NHẬN NGƯỜI ĐỒNG TÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NHẬN ĐỊNH TƯƠNG LAI
Câu hỏi của bạn:
Chào luật sư,
Luật sư có thể tư vấn giúp em về việc chấp nhận người đồng giới hiện nay ở Việt Nam như thế nào không ạ? Và các nhận định tương lai khi nào người đồng giới được chấp nhận thật sự ạ ?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Hiến pháp 2013
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
Nội dung tư vấn
1. Việc chấp nhận người đồng tính ở Việt Nam hiện nay.
Bản tuyên ngôn độc lập nước ta ngày 2/9/1945 đã nêu rõ “ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Xã hội ngày càng văn minh, nền chính trị ngày càng tiến bộ kéo theo quyền con người cũng được quan tâm và coi trọng hơn. Có thể nói rằng, quyền con người, quyền công dân của một đất nước là sự phản ánh tính dân chủ của đất nước ấy được mở rộng hay thu hẹp.
Đồng tính là từ chỉ những người đồng tính nam(gay); đồng tính nữ(lesbian); người lưỡng tính (bisexual), người chuyển giới (transgender) và thường được gọi chung là cộng đồng người LGBT (LGBT rights).
LGBT thể hiện sự đa dạng của các nền văn hóa nhân loại dựa trên thiên hướng tình dục và bản dạng giới. Thiên hướng tính dục của con người được chia thành ba loại chủ yếu: dị tính luyến ái, đồng tính luyến ái và song tính luyến ái; còn theo bản dạng giới thì phân thành: người chuyển giới và người không chuyển giới. Trong đó, LGBT là cộng đồng những người thuộc các thiên hướng tính dục và bản dạng giới thiểu số trong xã hội.
Hiện nay, việc chấp nhận người đồng tính ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều bước tiến bộ, mọi người đã có cái nhìn cởi mở và không còn kì thị như trước. Mọi người, kể cả người đồng tính cũng mở lòng hơn trong cuộc sống, đóng góp nhiều mặt tích cực cho xã hội, họ sẵn sàng làm bạn, chia sẻ cở mở hơn về giới tính thật của mình và mong muốn được sống đúng con người của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó, một bộ phận người dân mà chủ yếu là thế hệ trước còn có cái nhìn chưa được tích cực với người đồng tính do văn hóa xưa của người Việt Nam. Ngược lại, giới trẻ lại chấp nhận người đồng tính ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung một cách cởi mở hơn do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, suy nghĩ tiến bộ hơn và không có sự phân biệt hay kỳ thì những người đồng tính nữa.
2. Việc chấp nhận người đồng tính ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ dân sự
Điểm mới của BLDS 2005 so với BLDS 2015 rõ ràng là quy định các chế định về quyền xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính ...Như vậy có thể nói ngoài cách nhìn nhận của con người, pháp luật cũng tạo ra những hành lang pháp lý tiến bộ, tích cực giúp người đồng tính sống đúng với con người của mình, từ đó cho thấy việc chấp nhận người đồng tính ở Việt Nam hiện nay được nhìn nhận tích cực cả mặt xã hội và pháp luật. [caption id="attachment_59296" align="aligncenter" width="367"] chấp nhận người đồng tính ở Việt Nam[/caption]
Điều 36. Quyền xác định lại giới tính
" 1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan."
Điều 37. Chuyển đổi giới tính
"Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan."
Như vậy có thể thấy việc chấp nhận người đồng tính ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang có xu hướng chấp nhận và mang nhiều nghĩa tức cực và sẽ tiếp tục có xu hướng như vậy trong tương lai.
3. Việc chấp nhận người đồng tính ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ Luật HN và GĐ 2014
Nói về hôn nhân theo khoản 1 điều 36 Hiến pháp 2013 quy định:”Nam,nữ có quyền kết hôn,ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng,vợ chồng bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”. Hiến pháp chỉ quy định việc nam,nữ có quyền kết hôn tuy nhiên không nói gì đến việc kết hôn của những người đồng tính - đây là một điểm hạn chế về quyền con người ở nước ta. Cụ thể khoản 5 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định “ Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”.
Chính quy định này đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhằm hoàn thiện hơn về Luật hôn nhân gia đình năm 2014 và tăng cường bảo vệ quyền con người trước khi Luật hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực thì Viện Hàn Lâm Khoa học- xã hội Việt Nam và Viện Nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường đã phối hợp điều tra Quan điểm của công chúng về việc “ Có nên hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính “ kết quả công bố ngày 26/3/2014 cho thấy:
+ 90% người dân Việt Nam biết về đồng tính và 62% biết về việc sống chung như vợ chồng giữa hai người cùng giới tính.
+ 33,7% số người được hỏi ủng hộ việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới. Về việc công nhận quyền sống chung như vợ chồng giữa những người cùng giới tính, số người ủng hộ là 41,2%. Hình thức sống chung cùng giới nên được hợp pháp hóa theo dạng "kết hợp dân sự" hoặc "đăng ký sống chung như vợ chồng.
+ Khi được hỏi về một số quyền cụ thể được đề cập đến trong Luật Hôn nhân – Gia đình mà các cặp đôi cùng giới nên được pháp luật bảo vệ, có 56% người dân cho rằng cặp đôi cùng giới nên có quyền cùng nhận con nuôi và nuôi con, 51% ủng hộ quyền sở hữu tài sản chung, 47% ủng hộ quyền thừa kế tài sản.
+ Đa số người dân cho rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới không ảnh hưởng đến gia đình (72,7%) hay cá nhân họ (63,2%). Xét theo vùng miền, người miền Bắc và người miền Trung ủng hộ tích cực hơn (78% và 74%) so với miền Nam (68%).
+ Những người trẻ từ 18-29 tuổi và những người có trình độ học vấn từ đại học, cao đẳng trở lên có tỷ lệ ủng hộ hôn nhân đồng giới cao hơn.
+ 90% cho rằng nếu hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính thì sẽ có tác động đến cộng đồng xã hội kể cả tích cực lẫn tiêu cực. 20% cho rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính sẽ có tác động tiêu cực đến gia đình họ trong khi 73% số người được hỏi cho rằng việc hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới không ảnh hưởng đến gia đình hay cá nhân họ.
Cuộc điều tra quốc gia lần đầu tiên được thực hiện tại 68 xã, phường thuộc 8 tỉnh, thành phố tại Việt Nam gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Đắk Lắk, TP.HCM, An Giang, Sóc Trăng với sự tham gia của 5.300 người dân. Như vậy, theo như điều tra thì quan điểm của công chúng, dư luận xã hội đa số đồng thuận việc cho phép hôn nhân giữa những người đồng tính.
Do chịu sự tác động của dư luận xã hội và phương tiện thông tin. Sự phù hợp với nguyện vọng đại đa số người dân vào chiều ngày 19/6/2014 Quốc hội đã chính thức thông qua Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (có hiệu lực ngày 1/1/2015) với 79.52 % số phiếu tán thành trong đó tại khoản 2 Điều 8 dự thảo luật có quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Tuy không thừa nhận về mặt pháp luật nhưng pháp luật đã không cấm hôn nhân đồng tính tức là thừa nhận họ vẫn có thể chung sống với nhau như vợ chồng trên thực tế mà không bị ngăn cản, cấm đoán như xưa.
Quy định như vậy vừa phù hợp với đại đa số người dân ủng hộ, mặt khác đây là khía cạnh khá mới do văn hóa của nước ta nên còn khó để công nhận hôn nhân giữa những người đồng tính cũng phù hợp với những người phản đối. Tuy nhiên không thể phủ nhận sự tiến bộ của Nhà nước ta về vấn đề này và đóng góp vào quy định này không thể không nhắc đến tầm quan trọng của dư luận và phương tiện thông tin đại chúng vì nó đã đi đúng hướng theo mong muốn, nguyện vọng của đại đa số người dân thì sẽ được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Trên là một số khía cạnh về vấn đề chấp nhận người đồng tính ở Việt Nam hiện nay mà chúng tôi đưa ra để bạn có thể tham khảo thêm vấn đề bạn quan tâm. Về câu hỏi nhận định tương lai khi nào người đồng giới được chấp nhận thật sự chúng tôi không thể đưa ra quan điểm riêng do đây là vấn đề quan trọng không thể nói khi không có căn cứ xác thực. Tuy nhiên chúng ta có thể hứa hẹn rằng, tương lai việt người đồng tính sẽ được hoàn toàn chấp nhận sẽ không xa ở Việt Nam.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về nội dung chấp nhận người đồng tính ở Việt Nam hiện nay và nhận định tương lai. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
- Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm
- Khởi kiện khi không xác định được nơi cư trú của bị đơn giải quyết như thế nào?
- Vay tiền lãi suất cao nhưng không có khả năng để trả
- Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
- Một số điểm mới của bộ luật dân sự 2015 về thừa kế