• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật nuôi con nuôi đó là khi cha mẹ tự thỏa thuận hoặc khi con nuôi đã thành niên hoặc trường hợp khác.

  • Chấm dứt nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật
  • Chấm dứt việc nuôi con nuôi
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHẤM DỨT QUAN HỆ NUÔI CON NUÔI

Kiến thức pháp luật:

Chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi trong trường hợp nào?

Trả lời của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

       Nuôi con nuôi để  xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Quan hệ nuôi con nuôi phải được tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của trước hết là đứa trẻ được nhận nuôi và sau đó là cha mẹ nhận con nuôi. Tuy nhiên, trong cuộc sống thì quan hệ nuôi con nuôi có thể chấm dứt trong một số trường hợp do Tòa án tuyên bố hoặc chấm dứt do sự thỏa thuận của cha, mẹ, con nuôi. Vì vậy, pháp luật có quy định về vấn đề chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi, cụ thể là:

      Điều 25 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định:

Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi; 2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi; 3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi; 4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.

Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

  • Thứ nhất, con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

          Con nuôi đã thành niên là con đủ 18 tuổi. Cha, mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi là ý chí tự nguyện của cha mẹ nuôi không bị cưỡng ép, lừa dối, hay yêu sách để chấm dứt việc nuôi con nuôi.

  • Thứ hai, con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

          Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe nhân phẩm, danh dự  hoặc hành hạ, ngược đãi của cha mẹ nuôi: đó là khi con bị Tòa án tuyên bản án về một trong các tôi về tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc hành hạ, ngược đãi của cha mẹ nuôi theo quy định của pháp luật hình sự. Con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi đó là việc chi tiêu hay dùng quá nhiều tài sản của cha mẹ để phục vụ nhu cầu, lợi ích một cách quá đáng của con nuôi.

  •  Thứ ba, cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

          Cha, mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi đó là việc cha mẹ nuôi bị Tòa án tuyên bằng bản án có hiệu lực pháp luật và chưa xóa án tích về tôi  cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi.

  • Thứ tư, vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật nuôi con nuôi 2010.

          Đó là trường hợp cha mẹ nuôi, con nuôi vi phạm điều cấm của Luật nuôi con nuôi 2010 tại điều 13.

Quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi của tổ chức, cá nhân(Điều 26)

  • Cha mẹ nuôi.
  • Con nuôi đã thành niên.
  • Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi.
  • Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật nuôi con nuôi 2010:

a) Cơ quan lao động, thương binh và xã hội;

b) Hội liên hiệp phụ nữ.

Hệ quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi (Điều 27)

  • Quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định chấm dứt nuôi con nuôi của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
  • Trường hợp con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án quyết định giao cho cha mẹ đẻ hoặc tổ chức, cá nhân khác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vì lợi ích tốt nhất của người đó.
  • Trường hợp con nuôi được giao cho cha mẹ đẻ thì các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật nuôi con nuôi 2010 được khôi phục.
  • Trường hợp con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản đó; nếu con nuôi có công lao đóng góp vào khối tài sản chung của cha mẹ nuôi thì được hưởng phần tài sản tương xứng với công lao đóng góp theo thỏa thuận với cha mẹ nuôi; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  • Con nuôi có quyền lấy lại họ, tên của mình như trước khi được cho làm con nuôi

          Tóm lại, chấm dứt việc nuôi con nuôi là sự kiện pháp lý được quy định cụ thể chi tiết trong pháp luật về nuôi con nuôi, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con nuôi cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của cha mẹ nuôi.

      Để được tư vấn chi tiết về chấm dứt việc nuôi con nuôi quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178