Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
14:43 22/06/2018
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, là quy định của luật dân sự nhằm buộc người có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức khỏe,....
- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Kiến thức luật dân sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Kiến thức của bạn:
Những căn cứ nào phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
Kiến thức của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là quy định của luật dân sự nhằm buộc người có hành vi xâm phạm đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác mà gây ra thiệt hại phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự có quy định: "Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác".
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một hình thức cụ thể của trách nhiệm dân sự. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi hành vi vi phạm pháp luật đã gây ra thiệt hại trong thực tế. [caption id="attachment_96239" align="aligncenter" width="438"] Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng[/caption]
2. Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
a. Có hành vi trái pháp luật
Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hành vi trái pháp luật đó là những hành vi xâm hại đến tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.
Những hành vi trên được thực hiện nhưng không trái với quy định của pháp luật như phòng vệ chính đáng hay trong tình thế cấp thiết thì không phải bồi thường thiệt hại.
b. Có thiệt hại xảy ra
Bồi thường thiệt hại nhằm khắc phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại nên yếu tố thiệt hại là một yếu tố không thể thiếu. Thiệt hại là sự mất mát hoặc giảm sút thực tế về tài sản, thể chất hoặc tinh thần… và được tính thành tiền.
Thiệt hại có thể được chia thành hai loại:
- Thiệt hại trực tiếp: là những thiệt hại đã xảy ra khách quan, thực tế, có cơ sở chắc chắn để xác định. Bao gồm: mất mát, hư hỏng về tài sản, các chi phí cho việc ngăn chặn, khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại gián tiếp: là những thiệt hại mà phải dựa trên sự suy đoán của khoa học mới có thể xác định được thiệt hại.
c. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
Mối quan hệ ở đây là mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, đây cũng là mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật hiện tượng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ có thể áp dụng khi xác định chính xác hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại. Hành vi trái pháp luật ở đây phải là nguyên nhân chính, nguyên nhân trực tiếp của sự thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường do vi phạm nghĩa vụ là trách nhiệm được xác định giữa hai bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ đang tồn tại và chỉ khi nào hành vi vi phạm nghĩa vụ của một bên là nguyên nhân trực tiếp làm cho bên kia bị thiệt hại thì họ mới phải bồi thường.
Ngoài ra, có những hành vi gây ra thiệt hại gián tiếp vẫn phải bồi thường. Ví dụ: người có lỗi gây ra tình thế cấp thiết phải bồi thường thiệt hại nếu thiệt hại là do người khác gây ra đúng với yêu cầu của tình thế cấp thiết.
d. Có lỗi của người gây ra thiệt hại
Lỗi là thái độ tâm lí của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện
- Hình thức lỗi cố ý: một người nhận thức rõ được hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện hành vi đó
- Hình thức lỗi vô ý: người có hành vi gây thiệt hại không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù họ phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra khi họ thực hiện hành vi đó.
Như vậy, khi có đầy đủ cả bốn căn cứ trên, trách nhiệm bổi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mới được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Bài viết tham khảo:
- Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong xây dựng
- Bồi thường thiệt hại về nhà tại Tuyên Quang khi Nhà nước thu hồi đất
Để được tư vấn chi tiết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.