• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

cách xác định nơi cư trú của người chưa thành niên, điều kiện và thủ tục để đăng ký cư trú cho người chưa thành niên..,

  • Nơi cư trú của người chưa thành niên được xác định như thế nào?
  • Nơi cư trú của người chưa thành niên
  • Kiến thức luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Nơi cư trú của người chưa thành niên được xác định như thế nào

    Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về nơi cư trú của người chưa thành niên như: Người chưa thành niên được hiểu như thế nào, cách xác định nơi cư trú người chưa thành niên, điều kiện và thủ tục để đăng ký cư trú cho người chưa thành niên.., và một vài câu hỏi khác nữa. Vậy nên qua bài viết dưới đây Luật Toàn Quốc sẽ giúp bạn giải đáp tất cả thắc mắc đó.

1. Người chưa thành niên được hiểu như thế nào?

     Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:

Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

     Ở độ tuổi theo quy định nêu trên thì người chưa thành niên chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá bằng giới hạn độ tuổi trong các văn bản pháp luật

     Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi; chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần; chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.

2. Xác định nơi cư trú cho người chưa thành niên

     Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Cư trú 2020 về nơi cư trú cho người chưa thành niên như sau:

   

1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú người chưa thành niên do Tòa án quyết định.      

2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định."

     Trong đó, nơi cư trú là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

     Như vậy, thông thường nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ chỉ trừ 02 trường hợp:

  • Cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống;
  • Có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý.

     Dựa vào quy định nêu trên có thể thấy nếu có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc theo quy định của pháp luật, người chưa thành niên có thể có nơi cư trú không phụ thuộc vào nơi cư trú của cha, mẹ. Quy định này cũng phù hợp với thực tế và thống nhất với quy định tại những phần khác trong Bộ Luật dân sự 2015.

     Nếu cha, mẹ của người chưa thành niên thuộc vào trường hợp bị hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con, người chưa thành niên sẽ được xác định là người được giám hộ và nơi cư trú của đứa trẻ trong trường hợp này cần được xác định.

     Nếu trường hợp cha mẹ của người chưa thành niên có hai nơi cư trú khác nhau nhưng người chưa thành niên không thường xuyên sống với người nào mà chia đều thời gian cho cả bố và mẹ, hoặc không thể xác định được họ sống với ai thường xuyên hơn thì điều luật không quy định rõ ràng nơi cư trú của họ là ở đâu.  Nơi cư trú của người chưa thành niên

3. Tại sao phải xác định nơi cư trú cho người chưa thành niên? 

      Nơi cư trú có ý nghĩa đặc biệt quan trọng liên quan đến các quan hệ dân sự của một cá nhân và quan hệ hành chính giữa công dân với Nhà nước. Cụ thể, trong đó có thể kể đến đó là nơi cá nhân được bảo vệ các quyền công dân theo quy định của pháp luật, ngoài ra còn là nơi cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước trong quan hệ hành chính: Xác nhận sơ yếu lý lịch, tình trạng hôn nhân, tiền án, tiền sự…nơi công dân có thể xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự như là mở thừa kế, xác định cá nhân mất tích hoặc đã chết, lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án, vụ việc…

     Như vậy, việc xác định không đúng nơi cư trú chắc chắn sẽ gây hệ quả pháp lý bất lợi cho cá nhân và những người liên quan khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.

4. Hỏi đáp về nơi cư trú cho người chưa thành niên

Câu hỏi 1: Thủ tục đăng ký thường trú cho người chưa thành niên

     Để đăng ký thường trú cho người chưa thành niên, người có yêu cầu cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1. Nộp hồ đăng ký thường trú

      Người có yêu cầu nộp hồ sơ đăng ký thường trú tại Cơ quan công an cấp xã nơi đăng ký thường trú. Hồ sơ đăng ký thường trú cho người chưa thành niên cần bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
  • Trường hợp người chưa thành niên về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ thì cần chuẩn bị thêm tài liệu, chứng cứ chứng minh sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Bước 2. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

     Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan công an sẽ kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người đăng ký.

Bước 3. Giải quyết hồ sơ

     Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú tiến hành thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Câu hỏi 2: Không đăng ký thường trú bị phạt bao nhiêu tiền?

     Theo điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định số 144/2021 có quy định về vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú.

    Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

Câu hỏi 3: Có thể đăng ký thường trú bằng hình thức online không? 

     Theo quy định tại Thông tư số 55/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 hướng dẫn Luật Cư trú, mọi công dân có thể đăng ký thường trú, tạm trú hoặc khai báo tạm vắng bằng hình thức online trên điện thoại. Công dân thực hiện nộp hồ sơ đăng ký qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú. Khi công dân truy cập vào một trong ba cổng dịch vụ công này sẽ hiện ra các hướng dẫn khai báo theo các bước.

Bài viết liên quan:

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Nơi cư trú cho người chưa thành niên.

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về nơi cư trú cho người chưa thành niên không mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về quy định nơi cư trú. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

+ Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500 

+ Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033

+ Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com

Chuyên viên: Trà My

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178