• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ sở hữu nhãn hiệu....

  • Cách xác định thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
  • Thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu
  • Dịch vụ nổi bật
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu

Câu hỏi của bạn:

     Chào Luật sư, tôi là bên có nhãn hiệu bị  người khác xâm phạm. Tôi đang muốn bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm đó. Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì tôi chưa biết cách xác định thiệt hại để làm căn cứ yêu cầu bồi thường. Vì vậy, rất mong Luật sư có thể giải đáp cho tôi vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn Luật sư !

Câu trả lời của luật sư:

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Thiệt hại do xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là gì?

     Thiệt hại do xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là sự tổn thất thực tế về vật chất và tinh thần do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra cho chủ thể quyền nhãn hiệu.

1.1. Thế nào là tổn thất thực thực tế?

    Được coi là có tổn thất thực tế nếu có đủ các căn cứ sau đây:
  • Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại
  • Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích vật chất và tinh thần từ nhãn hiệu.
  • Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó.

1.2. Các loại tổn thất thực tế

    Tổn thất thực tế do xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu bao gồm tổn thất thực tế về vật chất và tổn thất thực tế về tinh thần.

1.2.1. Tổn thất thực tế về vật chất

     Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại;

1.2.2. Tổn thất thực tế về tinh thần

      Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho chủ sở hữu nhãn hiệu.

2. Các loại thiệt hại do xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

      Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại.

2.1. Tổn thất về tài sản

     Tổn thất về tài sản được xác định theo mức độ giảm sút hoặc bị mất về giá trị tính được thành tiền của nhãn hiệu được bảo hộ.

  • Cách xác định?

     Giá trị tính được thành tiền của nhãn hiệu được bảo hộ được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây:

  • Giá chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc giá chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu
  • Giá trị góp vốn kinh doanh bằng nhãn hiệu
  • Giá trị nhãn hiệu trong tổng số tài sản của doanh nghiệp
  • Giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển nhãn hiệu, bao gồm các chi phí tiếp thị, nghiên cứu, quảng cáo, lao động, thuế và các chi phí khác.

2.2. Giảm sút về thu nhập, lợi nhuận

  • Bao gồm những gì?
  • Thu nhập, lợi nhuận thu được do sử dụng, khai thác trực tiếp nhãn hiệu
  • Thu nhập, lợi nhuận thu được do cho thuê nhãn hiệu
  • Thu nhập, lợi nhuận thu được do chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu
  • Cách xác định?

    Mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận được xác định theo một hoặc các căn cứ sau đây:

  • So sánh trực tiếp mức thu nhập, lợi nhuận thực tế trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm, tương ứng với từng loại thu nhập.
  • So sánh sản lượng, số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thực tế tiêu thụ hoặc cung ứng trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm;
  • So sánh giá bán thực tế trên thị trường của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm.

2.3. Tổn thất về cơ hội kinh doanh

    Tổn thất về cơ hội kinh doanh là thiệt hại về giá trị tính được thành tiền của khoản thu nhập đáng lẽ người bị thiệt hại có thể có được khi thực hiện các quyền khai thác, sử dụng nhãn hiệu nhưng thực tế không có được khoản thu nhập đó do hành vi xâm phạm gây ra.

  • Bao gồm những gì?
  • Khả năng thực tế sử dụng, khai thác trực tiếp nhãn hiệu trong kinh doanh
  • Khả năng thực tế cho người khác thuê nhãn hiệu
  • Khả năng thực tế chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển nhượng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ cho người khác
  • Cơ hội kinh doanh khác bị mất do hành vi xâm phạm trực tiếp gây ra.

2.4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại

    Chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản, lưu kho, lưu bãi đối với hàng hóa xâm phạm, chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời, chi phí hợp lý để thuê dịch vụ giám định, ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm và chi phí cho việc thông báo, cải chính trên phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến hành vi xâm phạm. thiệt hại do xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu      Như vậy: Để xác định thiệt hại do xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, yêu cầu đầu tiên phải có là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Nếu có hành vi vi phạm, người bị vi phạm cần xác định có thiệt hại vật chất và tinh thần hay không. Trong đó, thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại. Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho chủ sở hữu nhãn hiệu.

3. Tình huống tham khảo

Xin chào luật sư! nhãn hiệu của tôi bị người khác xâm phạm và bên kia đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Tôi muốn bên vi phạm bồi thường thiệt hại nhưng chưa rõ về căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại. Mong nhận được ý kiến tư vấn của luật sư. Xin chân thành cảm ơn!
     Trả lời:

     Theo Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định như sau:

Điều 205. Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

1.Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây:

a) Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;

b) Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;

c) Thiệt hại vật chất theo các cách tính khác do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra phù hợp với quy định của pháp luật;

d) Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.

2. Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại.

3. Ngoài khoản bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Tòa án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.

     Như vậy, căn cứ để xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:

  • Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;
  • Thiệt hại vật chất theo các cách tính khác do chủ thể quyền nhãn hiệu đưa ra phù hợp với quy định của pháp luật

     Ngoài ra, bên bị vi phạm cũng có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường các thiệt hại vật chất theo các cách tính khác và chi phí thuê luật sư (nếu có) nếu phù hợp với quy định của pháp luật. Thực tế, việc xác định các khoản thiệt hại do xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là không dễ dàng. Vì vậy, bạn cũng có thể tham khảo thêm các dịch vụ mà chúng tôi cung cấp dưới đây:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu:

Tư vấn qua Tổng đài 1900 6500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hồ sơ, trình tự, thủ tục, cách thức xác định thiệt hại do xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.  

Tư vấn qua Email:Bạn có thể gửi Email câu hỏi về thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu tới địa chỉ:  [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.  

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.  

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu như: Soạn hồ sơ, giấy tờ, thực hiện các thủ tục xác minh, thu thập chứng cứ cho việc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và thực hiện các công việc khác nếu khách hàng có yêu cầu.

Chuyên viên: Tiến Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178