• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các trường hợp giám định lại thương tật đối với thương binh để điều chỉnh chế độ ưu đãi. Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục giám định vết thương còn sót

  • Các trường hợp giám định lại thương tật đối với thương binh
  • Giám định lại thương tật đối với thương binh
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

GIÁM ĐỊNH LẠI THƯƠNG TẬT ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH

Câu hỏi về giám định lại thương tật đối với thương binh

     Các trường hợp giám định lại thương tật đối với thương binh

Câu trả lời về giám định lại thương tật đối với thương binh

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về giám định lại thương tật đối với thương binh, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về giám định lại thương tật đối với thương binh như sau:

1. Căn cứ pháp lý về giám định lại thương tật đối với thương binh

2. Nội dung tư vấn về giám định lại thương tật đối với thương binh

2.1. Các trường hợp giám định lại tỷ lệ thương tật 

     Điều 30 nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định các trường hợp giám định lại tỷ lệ thương tật để điều chỉnh chế độ ưu đãi với thương binh như sau:

     - Người bị thương được kết luận thương tật tạm thời thì sau ba năm được giám định để xác định tỷ lệ thương tật vĩnh viễn.

     - Người bị thương đã giám định thương tật mà bị thương tiếp thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.

     - Người bị thương đã giám định thương tật nhưng còn sót vết thương chưa giám định thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi. [caption id="attachment_130744" align="aligncenter" width="450"]Giám định lại thương tật đối với thương binh Giám định lại thương tật đối với thương binh[/caption]

     - Thương binh đã giám định có vết thương sau đây tái phát thì được giám định lại:

  • Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt;
  • Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi;
  • Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật;
  • Vết thương ổ bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật;
  • Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận gây biến chứng phải phẫu thuật;
  • Vết thương ở cột sống biến chứng gây liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ;
  • Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi;
  • Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.

     - Không giám định lại những trường hợp sau:

  • Thương binh đã được giám định do vết thương cũ tái phát;
  • Thương binh loại B: là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31/12/1993.

2.2. Hồ sơ, thủ tục giám định vết thương còn sót

     Điều 21 thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định hồ sơ, thủ tục giám định vết thương còn sót như sau: 

     - Hồ sơ giám định vết thương còn sót 

  • Đơn đề nghị giám định vết thương còn sót;
  • Bản sao giấy chứng nhận bị thương;
  • Bản sao biên bản của các lần giám định trước;
  • Kết quả chụp, chiếu kèm chẩn đoán của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp còn sót mảnh kim khí trong cơ thể;
  • Phiếu phẫu thuật của bệnh viện cấp huyện trở lên đối với trường hợp đã phẫu thuật lấy dị vật.

     - Thủ tục giám định lại tỷ lệ thương tật trừ đối tượng là thương binh đang tại ngũ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn:

  • Thương binh làm đơn đề nghị giám định vết thương còn sót gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
  • Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ có trách nhiệm đối chiếu, sao hồ sơ gốc đang lưu tại Sở để giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa;
  • Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận biên bản giám định lại thương tật, ra quyết định điều chỉnh chế độ ưu đãi;

     Một số bài viết có nội dung tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về giám định lại thương tật đối với thương binh, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178