• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các trường hợp được tạm giữ phương tiện giao thông theo quy định mới nhất: Điều khiển ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;

  • Các trường hợp được tạm giữ phương tiện giao thông theo quy định mới nhất
  • Các trường hợp được tạm giữ phương tiện giao thông
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC TẠM GIỮ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG

Kiến thức của bạn:

     Các trường hợp được tạm giữ phương tiện giao thông theo quy định mới nhất

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

     Ngày 26 tháng 5 năm 2016 Chính phủ ban hành Nghị định 46/2016/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2016. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

     Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt. [caption id="attachment_61716" align="aligncenter" width="358"]Các trường hợp được tạm giữ phương tiện giao thông Các trường hợp được tạm giữ phương tiện giao thông[/caption]

     *Các trường hợp được tạm giữ phương tiện giao thông

     Căn cứ Điều 78 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:

“1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

a) Điểm a Khoản 6; Điểm b, Điểm d Khoản 8; Khoản 9; Khoản 11 Điều 5;

b) Điểm b Khoản 5; Khoản 6; Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10; Khoản 11 Điều 6;

c) Điểm c Khoản 4; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;

d) Điểm d, Điểm đ Khoản 4 (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện); Khoản 5 Điều 8;

đ) Khoản 5 Điều 11;

e) Khoản 4; Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5 Điều 16;

g) Khoản 3 Điều 17;

h) Điểm a, Điểm b, Điểm đ Khoản 1; Điểm c Khoản 2 Điều 19;

i) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21;

k) Điểm b Khoản 6 Điều 33.

2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”

     Đối chiếu quy định trên, với vi phạm như sau, người điều khiển ôtô, xe máy sẽ bị tạm giữ phương tiện 7 ngày:

  • Điều khiển ôtô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;
  • Điều khiển ôtô lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe.
  • Người điều khiển ôtô trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy
  • Điều khiển ôtô không có Giấy đăng ký xe.
  • Điều khiển xe môtô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
  • Điều khiển xe môtô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;
  • Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người thi hành công vụ.
  • Người điều khiển xe môtô, xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
  • Điều khiển xe mô, xe gắn máy không có Giấy đăng ký xe theo quy định;
  • Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
  • Người điều khiển ôtô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ôtô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 6 tháng;
  • Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng.

       Một số bài viết tham khảo:

  • Tải Nghị định 120/2014/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai  
  • Trách nhiệm pháp lý khi điều khiển xe mô tô gây chết người

     Để được tư vấn chi tiết về các trường hợp được tạm giữ phương tiện giao thông, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc Xin chân thành cảm ơn./

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178