Các điểm cần chú ý về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự hiện nay
11:34 13/12/2017
Các điểm cần chú ý về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự hiện nay:liên quan đến người có quyền khởi kiện,vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án...
- Các điểm cần chú ý về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự hiện nay
- điều kiện khởi kiện vụ án dân sự
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CÁC ĐIỂM CẦN CHÚ Ý VỀ ĐIỀU KIỆN KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ HIỆN NAY
Câu hỏi của bạn:
Quy định về điều kiện khởi kiện vụ án hiện nay có điểm gì cần chú ý không ?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn nội dung điều kiện khởi kiện vụ án dân sự như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Nghị quyết Số: 04/2017/NQ-HĐTP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án
Nội dung tư vấn
1. Các điều kiện khởi kiện vụ án dân sự theo quy định hiện nay
Quyền được khởi kiện là quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình.
Về cơ bản, một vụ án có thể được thụ lý giải quyết khi có các điều kiện sau:
- Người khởi kiện có quyền khởi kiện
- Vụ án chưa được giải quyết bằng một quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật
- Đúng thẩm quyền giải quyết của tòa án
Việc pháp luật phải quy định về điều kiện từ chủ thể, kết cấu đến nội dung và hình thức thể hiện việc khởi kiện không chỉ nhằm bảo đảm sự thống nhất về hình thức đối với việc khởi kiện mà còn là điều kiện để chủ thể khởi kiện thể hiện ý chí của mình và đó cũng là điều kiện thực tiễn-pháp lí cần thiết để tòa án có thể thụ lí giải quyết một cách nhanh chóng, đúng pháp luật các vụ án dân sự. Nếu không đảm bảo thì có thể sẽ bị trả đơn khởi kiện
2. Các điểm cần chú ý về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự hiện nay
a. Về người khởi kiện không có quyền khởi kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Người khởi kiện không có quyền khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 186, Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là trường hợp người làm đơn khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình là người đại diện hợp pháp;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là trường hợp người làm đơn khởi kiện không thuộc trường hợp theo quy định của pháp luật có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.
Yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân không cần xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là không có việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ:
Ví dụ: Cụ A chết năm 2010, để lại di sản là căn nhà X nhưng không có di chúc và không có thỏa thuận khác. Cụ A có con là ông B (còn sống, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Điều 621 Bộ luật dân sự năm 2015). Trường hợp này, theo quy định của pháp luật về thừa kế thì anh C là con của ông B không có quyền khởi kiện yêu cầu chia di sản của cụ A theo pháp luật. [caption id="attachment_64803" align="aligncenter" width="360"] điều kiện khởi kiện vụ án dân sự[/caption]
b. Về chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.
Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
c. Về vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là trường hợp mà theo quy định của pháp luật thì các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác hoặc đang do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết.
Ví dụ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Luật đất đai năm 2013 thì tranh chấp đất đai mà đối với thửa đất đó cơ quan, tổ chức, cá nhân không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 có quyền lựa chọn Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 203 Luật đất đai năm 2013 để giải quyết tranh chấp. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và cơ quan đó đang giải quyết tranh chấp thì vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành
- Quy trình thụ lý đơn khởi kiện vụ án dân sự
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về nội dung các điểm cần chú ý về điều kiện khởi kiện vụ án dân sự hiện nay. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng /./.
Liên kết tham khảo:
- Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
- Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm
- Khởi kiện khi không xác định được nơi cư trú của bị đơn giải quyết như thế nào?
- Vay tiền lãi suất cao nhưng không có khả năng để trả
- Phân chia di sản thừa kế khi không có di chúc
- Một số điểm mới của bộ luật dân sự 2015 về thừa kế