• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bố mẹ ly hôn con có phải đến Tòa không: Hiện nay pháp luật chỉ quy định việc lấy ý kiến của con khi bố mẹ ly hôn, còn việc con có bắt buộc phải đến Tòa ...

  • Bố mẹ ly hôn con có phải đến tòa không theo quy định
  • Bố mẹ ly hôn con có phải đến Tòa không
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

BỐ MẸ LY HÔN CÓ CÓ PHẢI ĐẾN TÒA KHÔNG

Câu hỏi của bạn về vấn đề bố mẹ ly hôn con có phải đến tòa không? 

     Xin luật sư tư vấn giúp, Vợ chồng tôi thuận tình ly hôn, nhưng khi thẩm phán yêu cầu mang 2 con đến trước khi đưa ra quyết định ly hôn thì tôi không muốn đưa bọn nhỏ đến có được không, luật pháp có cho phép như vậy không (nghĩa là không cần mang 2 con đến tòa mà tòa vẫn giải quyết ly hôn). Xin cảm ơn luật sư

Câu trả lời của Luật sư: về vấn đề bố mẹ ly hôn con có phải đến Tòa không

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề trẻ em tham gia phiên tòa ly hôn của bố mẹ chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề trên như sau:

1. Cơ sở pháp lý về vấn đề bố mẹ ly hôn con có phải đến Tòa không?

2. Nội dung tư vấn về vấn đề bố mẹ ly hôn con có phải đến Tòa không?

     Ly hôn là một thủ tục tố tụng được thực hiện tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Việc giải quyết ly hôn bao gồm việc giải quyết các vấn đề như: vấn đề về nhân thân, vấn đề về con cái (quyền nuôi con, cấp dưỡng.), vấn đề về tài sản chung và khoản nợ chung... Khi giải quyết các vấn đề về con cái, cần lưu ý đặc biệt đến nguyện vọng cũng như môi trường phát triển của con trẻ... Luật Toàn Quốc xin được tư vấn cụ thể về trường hợp ly hôn khi có sự phân chia về quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.. con như sau:

2.1. Thuận tình ly hôn:

     Theo quy định tại Điều 55, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, về thuận tình ly hôn:

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

 

  

     Như vậy, thuận tình ly hôn là trường hợp cả vợ và chồng đều thống nhất với nhau được việc giải quyết toàn bộ vụ án ly hôn, vợ chồng thuận tình với nhau về việc ly hôn, thống nhất việc giao cho ai nuôi con chung sau khi ly hôn và không ngăn cản việc chăm sóc, thăm nom con của người kia. Hai vợ chồng thống nhất với nhau được về mặt cấp dưỡng nuôi con và có thể không bên nào phải cấp dưỡng tiền nuôi con hay thống nhất mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng nuôi con. [caption id="attachment_149483" align="aligncenter" width="320"]  Bố mẹ ly hôn con có phải đến Tòa không[/caption]

2.2. Quyền của con khi cha mẹ ly hôn

      Theo quy định tại khoản 2, 3 điều 81, Luật Hôn nhân và gia đình: Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

     Có thể thấy, vợ chồng sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết. Mặc dù pháp luật quy định khi cha mẹ thuận tình ly hôn, nghĩa là thỏa thuận được với nhau về giải quyết toàn bộ vụ án, trong đó có vấn đề con chung, tuy nhiên trước khi ra quyết định công nhận ly hôn Tòa án vẫn phải hỏi ý kiến của con. Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên trước khi quyết định, Tòa án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai. Việc quy định như vậy để đảm bảo quyền lợi, nguyện vọng mong muốn của con.

 2.3. Việc tham gia của trẻ trong phiên tòa ly hôn của bố mẹ:

     Quy định trên có thể thấy việc lấy ý kiến của con từ đủ 7 tuổi trở lên là bắt buộc. Tuy nhiên pháp luật lại không quy định đến vấn đề cách thức lấy ý kiến của con, cần phải lấy ý kiến của con như thế nào cho phù hợp để không ảnh hưởng đến tâm lý của con. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.Pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định về tư cách tham gia tố tụng của con từ 7 tuổi trở lên trong vụ án ly hôn. Như vậy,  việc lấy lời khai của 2 con có thể thực hiện một cách gián tiếp, không nhất thiết phải buộc đứa trẻ tham gia và phát biểu tại phiên tòa. Do đó, không cần mang 2 con đến tòa thì tòa vẫn giải quyết ly hôn.       Kết luận: Hiện nay pháp luật không có quy định về việc trẻ em tham gia phiên tòa ly hôn của bố mẹ là bắt buộc hay không, tuy nhiên vẫn phải lấy ý kiến của trẻ để xem xét nguyện vọng của trẻ.

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về vấn đề bố mẹ ly hôn con có phải đến Tòa không? quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật Hôn nhân gia đình: 19006500 để được tư vấn trực tiếp hoặc gửi câu hỏi về Email: Lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Nguyễn Loan  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178