Bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để vay vốn cho công ty
08:51 22/06/2019
Bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để vay vốn cho công ty...bảo lãnh ....bảo đảm thực hiện nghĩa vụ...kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, người sử dụng đất ....
- Bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để vay vốn cho công ty
- bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
BẢO LÃNH BẰNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ VAY VỐN CHO CÔNG TY
Câu hỏi của bạn:
Tôi góp vốn vào Công ty A nhưng không tham gia điều hành. Do công ty có nhu cầu vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh nên đề nghị tôi đứng ra bảo lãnh bằng tài sản của mình cho công ty vay vốn. Vậy tôi có thể bảo lãnh bằng sử dụng đất để vay vốn cho công ty?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn
Chế định bảo lãnh bằng tài sản của một người cho người thứ ba vay vốn tại ngân hàng được quy định cụ thể tại Bộ luật Dân sự 2005 như sau:
- Theo Điều 318 Bộ luật Dân sự 2005 về “Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” thì bảo lãnh có thể là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên vay vốn, ngân hàng. Cụ thể:
Điều 318. Tài sản thế chấp
1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.
- Theo Điều 361 Bộ luật Dân sự 2005 về “Bảo lãnh” thì với tư cách là bên thứ ba, ông có thể dùng tài sản của mình để bảo lãnh cho Công ty A vay vốn ngân hàng bằng việc cam kết với ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho Công ty A nếu khi đến thời hạn trả nợ mà Công ty A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ của mình.
- Điều 369 Bộ luật Dân sự 2005 về “Xử lý tài sản của bên bảo lãnh” quy định trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho Công ty A, mà Công ty A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ ngân hàng thì ông phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho Công ty A.
Theo Luật Đất đai 2003 (quy định tại các Điều từ 106 đến 120) thi người sử dụng đất được bảo lãnh bằng QSDĐ.
Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013 đã bãi bỏ quy định này, không ghi nhận việc người sử dụng đất được bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất . Đồng thời, khoản 9 Điều 210 Luật Đất đai 2013 về “Điều khoản chuyển tiếp” quy định: Chính phủ quy định việc xử lý đối với các trường hợp đã bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Như vậy, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014, người sử dụng đất không được bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất.
Trường hợp ông vẫn muốn mang QSDĐ của mình ra để giúp bên thứ ba là Công ty A vay vốn ngân hàng thì ông có thể thực hiện theo một trong hai cách sau: (1) thế chấp trực tiếp QSDĐ của mình tại ngân hàng để Công ty A vay vốn ngân hàng theo quy định của pháp luật, hoặc (2) thực hiện bảo lãnh cho Công ty A vay vốn ngân hàng và thế chấp QSDĐ của mình để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đó.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected] để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.
Xin chân thành cảm sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng./
Liên kết tham khảo: