• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý: Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương

  • Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật
  • Bảo hộ chỉ dẫn địa lý
  • Hỏi đáp luật sở hữu trí tuệ
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Kiến thức của bạn:

     Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo quy định của pháp luật

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung câu trả lời

1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý

    Khoản 22 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy định:
Điều 4. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

....22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

    Chỉ dẫn địa lý là các thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia. Các chỉ dẫn này phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch liên quan nhằm chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa. Ngoài ra quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương được chỉ dẫn phải có đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của một loại hàng hóa. Các thí dụ của chỉ dẫn địa lý bao gồm ba màu cờ Italia trên sản phẩm trang sức hay da thuộc, hình ảnh tháp Eiffel cho hàng may mặc xuất xứ từ Paris, hay ba màu cờ Đức trên nhãn hiệu một loại bia.

2. Điều kiện để chỉ dẫn địa lý được bảo hộ

    Theo Điều 79 Luật SHTT, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

    “Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
  2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.”

    Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó. Ví dụ: Chè Thái Nguyên, chả mực Hạ Long, kẹo dừa Bến tre,..

    Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên, yếu tố về con người quyết định danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Trong đó, yếu tố tự nhiên bao gồm yếu tố như khí hậu, thuỷ văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái. Yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương. [caption id="attachment_13754" align="aligncenter" width="287"]Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Bảo hộ chỉ dẫn địa lý[/caption]

3. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

    Điều 80, LSHTT quy định về Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý. Theo đó:

    “Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

  1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
  2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
  3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
  4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.”

    Muốn được bảo hộ, chỉ dẫn địa lý cần phải được đăng ký tại Cục SHTT. Quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Nhà nước cho phép tổ  chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý.

    Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó. Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là mọi tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa mang chỉ dẫn đó tại địa điểm được chỉ dẫn, với điều kiện hàng hóa do người đó sản xuất phải bảo đảm uy tín hoặc danh tiếng vốn có của địa phương của mình. Họ có quyền thể hiện chỉ dẫn đó trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, giấy tờ giao dịch nhằm mua bán hàng hóa và quảng cáo cho hàng hóa tương ứng. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao.

    Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng /./.               

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178