Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo được áp dụng khi nào
11:30 20/12/2018
Các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo, thế nào là vi phạm hành chính, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính...
- Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo được áp dụng khi nào
- Các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo
- Pháp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo
Câu hỏi của bạn về các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo
“Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn được hỏi Luật sư như sau: Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo được áp dụng khi nào? Xin chân thành cảm ơn!"
Câu trả lời của luật sư về các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo như sau:
1. Căn cứ pháp lý về các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo
- Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
- Nghị định 81/2013/ NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử phạt vi phạm hành chính
2. Nội dung tư vấn về các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo
2.1. Thế nào là vi phạm hành chính
Theo quy định tại Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính:
" Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính."
Luật xử lý vi phạm hành chính cũng quy định những biện pháp xử lý vi phạm hành chính, bao gồm:
+ Cảnh cáo
+ Phạt tiền;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
+ Trục xuất.
Trong đó, hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng là hình thức xử phạt chính khi xử lý hành vi vi phạm hành chính. Ngoài ra hình thức xử phạt cảnh cáo có thể được áp dụng kèm theo với các hình phạt bổ sung khác như: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; trục xuất. [caption id="attachment_136311" align="aligncenter" width="338"] Các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo[/caption]
2.2. Các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về hình thức cảnh cáo như sau:
“ Điều 22. Cảnh cáo
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.”
Như vậy biện pháp cảnh cáo được áp dụng trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, đối với những hành vi vi phạm hành chính không nghiêm trọng có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định pháp luật thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.
Các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 9 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Điều 3 Nghị định 111/2013/NĐ-CP như sau:
- Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
- Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
- Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
- Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
- Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
- Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
- Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
- Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
Tham khảo thêm bài viết:
- Trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính theo quy định
- Người bị xử phạt vi phạm hành chính mà cố tình không nộp phạt thì bị tính lãi thế nào?
- Không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính theo quy định mới nhất
Để được tư vấn chi tiết về Các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 24/7: 1900 6500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.