Xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
22:30 13/02/2022
Trường hợp Xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quy định về xử phạt hành chính và hình sự
- Xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
- Xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
- Tư vấn luật bảo hiểm
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi mức xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về mức xử phạt không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật lao động 2019;
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017;
- Luật bảo hiểm xã hội 2014;
- Nghị định 28/2020/NĐ-CP;
1. Chủ thể có trách nghiệm đóng bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Điều 19, Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động và người lao động đều có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người lao động đủ điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội.
Như vậy, việc quy định trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là một trong những nghĩa vụ quan trọng của người lao động và người sử dụng lao động. Nhằm bảo đảm lợi ích cho người lao động; khi xảy ra rủi ro đối với người lao động trong trường hợp xảy ra ốm đau, tử tuất thai sản… việc đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ còn giúp đảm bảo an sinh xã hội.
2. Các trường hợp xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Doanh nghiệp không đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ bị xử phạt hành chính, tùy theo mức độ vi phạm thì doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo luật quy định tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
2.1. Xử phạt hành chính
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì việc người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp - không đóng bảo hiểm xã hội là hành vi vi phạm pháp luật.
Theo khoản 4, 5, 6, 7 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định trong trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bắt buộc cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, nếu doanh nghiệp của bạn không đóng bảo hiểm cho toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi kiểm tra và phát hiện doanh nghiệp sẽ bị áp dụng quy định tại khoản 5, khoản 7 điều 38 Nghị định số 28/2020NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp sẽ phải:
- Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc; bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng đối với hành vi vi phạm cho toàn bộ lao động.
- Buộc nộp số tiền lãi bằng 02 mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian không đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng và lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Chịu phạt với hình thức phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng mức phạt tối đa không quá 75.000.000 đồng.
Theo đó, các doanh nghiệp nên chủ động và thực hiện đúng các quy định về bảo hiểm xã hội để thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người lao động từ đó tránh trường hợp bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt thậm chí nhiều doanh nghiệp trên thực tế đã bị xử lý hình sự khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn tái phạm hành vi không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
2.2. Xử phạt hình sự
Mức phạt đối với doanh nghiệp - người sử dụng lao động tái phạm các hành vi vi phạm liên quan đến BHXH cụ thể là trốn đóng BHXH thì căn cứ Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, cá nhân, doanh nghiệp - người sử dụng lao động nếu trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thì sẽ tùy theo số tiền trốn đóng bảo hiểm để xác định hành vi đó thuộc vào mức phạt cụ như sau:
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm (quy định tại Khoản 1, Điều này) đối với trường hợp gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên, đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm trong các trường hợp:
-
Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
-
Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm (quy định tại Khoản 2, Điều này) nếu thuộc các trường hợp:
-
Phạm tội 02 lần trở lên.
-
Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
-
Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người......
Theo đó, doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính rất nặng theo quy định pháp luật tùy theo mức độ vi phạm nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự phạt tù tới 7 năm.
3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về Bảo hiểm xã hội
Theo Điều 21, Luật Bảo hiếm xã hội 2014, trách nhiệm của người sử dụng lao động về Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
- Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
- Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
- Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
- Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.
Như vậy, người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nếu người lao động được ký hợp đồng lao động chính thức với doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận muốn tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp đối với trường hợp người lao động ký kết hợp đồng với nhiều doanh nghiệp.
4. Hỏi đáp về xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động như sau:
Người sử dụng lao động không đóng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động thuộc diện được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng chưa đến mức truy cứu hình sự sẽ bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng;
Nếu người sử dụng lao động là tổ chức, doanh nghiệp thì mức phạt tiền sẽ bằng 02 lần so với mức đã nêu trên.
Trường hợp của bạn có thể là công ty trốn đóng, không đóng bảo hiểm xã hội hoặc vì lí do kinh tế nên chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo đó, để bảo đảm quyền lợi của mình thì bạn nên khiếu nại để cơ quan có thẩm quyền xem xét lí do tại sao công ty không đóng đủ bảo hiểm xã hội cho mình như sau:
Theo quy định về trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP, nếu phát hiện doanh nghiệp trốn đóng BHXH, người lao động có thể làm đơn khiếu nại gửi tới doanh nghiệp để yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ này. (Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu).
Nếu trong vòng 30 ngày doanh nghiệp vẫn tiếp tục trốn tránh nghĩa vụ thì người lao động gửi khiếu nại về Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải thụ lý giải quyết. Trong thời hạn 45 ngày (tối đa 60 ngày với vụ việc phức tạp), phải giải quyết khiếu nại lần hai.
Trường hợp, bạn không đồng ý với cách giải quyết của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người lao động có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về mức xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động:
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi như có xử phạt hình sự đối với hành vi không đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động,.. hoặc các vấn đề khác liên quan đến vấn đề mức xử phạt doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Chuyên viên: Nguyễn Huệ