Xử lý tranh chấp quyền sử dụng đất 2020
10:24 13/12/2019
Như vậy, cô bạn không thuộc trường hợp nào được nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Và để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất trong trường hợp...
- Xử lý tranh chấp quyền sử dụng đất 2020
- Tranh chấp quyền sử dụng đất
- Hỏi đáp luật đất đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Tranh chấp quyền sử dụng đất
Câu hỏi của bạn về tranh chấp quyền sử dụng đất
Mẹ tôi đã mất được 5 năm và có để lại một mảnh đất nông nghiệp cho tôi sử dụng. Hiện tôi đang có tranh chấp quyền sử dụng đất, cụ thể: Tôi sử dụng mảnh đất trên đã được 40 năm và dùng để trồng cây ăn quả. Mảnh đất trên đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay, tôi không còn nhu cầu sử dụng đất nên đã cho thuê. Cô tôi đã sống ở nước ngoài được hơn 40 năm.
Trước đó, khi tôi san lấp mặt bằng do không có tiền nên đã được cô tôi cho một phần tiền để san lấp. Tuy nhiên, bây giờ mảnh đất trên hiện đang có giá nên cô tôi có ý muốn đòi đất vì cô tôi có cho tôi tiền san lấp mảnh đất đó. Vậy tôi xin hỏi luật sư: Cô tôi có quyền sử dụng đất không? tôi nên giải quyết như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư về tranh chấp quyền sử dụng đất
Chào bạn! Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về tranh chấp quyền sử dụng đất, chúng tôi xin đưa ra tư vấn về tranh chấp quyền sử dụng đất như sau:
1. Căn cứ pháp lý về tranh chấp quyền sử dụng đất
2. Nội dung tư vấn về tranh chấp quyền sử dụng đất
Tranh chấp đất đai là một vấn đề dùng để chỉ sự tranh chấp về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan về quyền sử dụng đất đai. Vấn đề tranh chấp đất đai luôn luôn xảy ra trong đời sống kinh tế-xã hội. Theo thông tin bạn cung cấp và quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề của bạn như sau:
2.1. Quyền của người sử dụng đất
Căn cứ vào khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
16. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
Theo quy định của pháp luật, bạn hiện đang đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bạn được Nhà nước xác định là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2.2. Nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ Điều 169 Luật Đất đai năm 2013 quy định về nhận quyền sử dụng đất như sau: Điều 169. Nhận quyền sử dụng đất
1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
...
b) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, trừ trường hợp quy định tại Điều 191 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận chuyển quyền sử dụng đất thông qua nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ;
...
đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;
...
g) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
Như vậy, trường hợp cô của bạn không thuộc bất kỳ trường hợp nào được nhận quyền sử dụng đất quy định trên. Thêm vào đó, căn cứ cô bạn cho rằng việc cho một phần tiền để bạn san lấp mặt bằng chưa là căn cứ hợp pháp chứng minh quyền sử dụng của cô bạn đối với phần diện tích thửa đất đó.
2.3. Thủ tục giải quyết tranh chấp
2.3.1. Thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp
Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Theo quy định, bạn và cô bạn thực hiện việc hai bên tự hòa giải, nếu các bên không thể hòa giải được thì bạn gửi đơn lên UBND cấp xã nơi có đất để được thực hiện thủ tục hòa giải trong vòng 45 ngày từ khi nhận đơn. Tại UBND sẽ xảy ra hai trường hợp về hòa giải là hòa giải thành hoặc hòa giải không thành. Cả hai trường hợp thì UBND cấp xã nơi có đất đều phải lập thành văn bản có ghi rõ lỳ do, chữ ký và xác nhận của các bên về kết quả hòa giải thành hoặc không thành.
Trường hợp bạn và cô bạn thống nhất được quyền lợi và nghĩa vụ thì một trong số các bên có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND huyện hoặc gửi đơn khởi kiện tới tòa án nhân dân có thẩm quyền. [caption id="attachment_85264" align="aligncenter" width="541"] tranh chấp quyền sử dụng đất[/caption]
2.3.2. Hòa giải không thành
Căn cứ khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Như vậy, bạn đang đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà khi thực hiện thủ tục hòa giải không thành thì bạn có thể làm đơn ra Tòa án cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.
Như vậy, cô bạn không thuộc trường hợp nào được nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Và để giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất trong trường hợp của bạn thì thực hiện theo thủ tục như trên.
Bài viết tham khảo:
- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật
- Thành phần tham gia hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã
Để được tư vấn chi tiết Tranh chấp quyền sử dụng đất, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn đất đai 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Chuyên viên: Nguyễn Thái