Xử lý hành vi không giao con cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
15:41 24/09/2017
Xử lý hành vi không giao con cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: trong trường hợp người phải thi hành án không giao người chưa thành niên ...
- Xử lý hành vi không giao con cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
- không giao con cho người trực tiếp nuôi con
- Hỏi đáp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
KHÔNG GIAO CON CHO NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON
Kiến thức của bạn:
Xử lý hành vi không giao con cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Kiến thức của Luật sư:
Chào bạn!
Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn
1. Cưỡng chế hành vi không chấp hành thi hành quyết định của Tòa án về việc giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi
Giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định là một loại việc mà các cơ quan thi hành án thường xuyên gặp phải, đặc biệt là hiện nay khi các vụ việc ly hôn phát sinh ngày càng nhiều nên Chấp hành viên thường gặp rất nhiều khó khăn khi thi hành các vụ việc này.
Việc cưỡng chế thi hành án vấn đề này là rất khó khăn do đối tượng thi hành án là con người. Thực tiễn thi hành cho thấy, khi thực hiện cưỡng chế thi hành án giao con thường gặp phải sự cản trở từ phía gia đình. Có nhiều trường hợp đối phương đem con đi bỏ trốn không xác định được địa chỉ, ….dẫn đến việc thi hành án hết sức khó khăn.
Điều 120 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“1. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.
- Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.”
Căn cứ theo quy định tại điều luật trên thì trong trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Tuy nhiên khi áp dụng quy định về xử lý vi phạm hành chính thì chấp hành viên lại gặp phải khó khăn. [caption id="attachment_53342" align="aligncenter" width="420"] Xử lý hành vi không giao con cho người trực tiếp nuôi con[/caption]
2. Xử phạt hành chính hành vi không giao con cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Theo khoản 1 điều 165 Luật thi hành án quy định việc xử lý vi phạm như sau:
“1. Người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định; không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định tại Điều 52 Nghị định 110/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
“3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện công việc phải làm, không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;
b) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;”
Tại Điều 72 Nghị định 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, THADS, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự thì:
- Chấp hành viên có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ở các hình thức: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 2.500.000 đồng..
- Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
Như vậy, hành vi không thực hiện việc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự cấp tỉnh. Trong trường hợp người phải thi hành án không thực hiện giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định, chấp hành viên phải chuyển hồ sơ để đề nghị Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự cấp tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính.
3. Xử lý trách nhiệm hình sự hành vi không giao con cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Ngoài ra ở mức độ nặng hơn, hành vi không giao con cho người trực tiếp nuôi con có thể cấu thành Tội không chấp hành án theo quy định tại điều 304 Bộ luật Hình sự 2009.
“Điều 304. Tội không chấp hành án
Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Tội này chỉ được cấu thành khi ngoài hành vi cố ý không chấp hành thi hành quyết định của Tòa án về việc giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn, thì còn phải kèm theo điều kiện người không chấp hành đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết theo đúng quy định của pháp luật như: phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án, cưỡng chế thi hành án, xử phạt hành chính, …. mà vẫn không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
- Muốn giành lại quyền nuôi con phải làm như thế nào?
- Quyền nuôi con 5 tuổi khi ly hôn theo quy định pháp luật
Để được tư vấn chi tiết về không giao con cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.