Xử lý hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế
22:14 15/11/2023
Xử lý hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế: Căn cứ theo điểm a khoản 2 điều 65 Nghị định 176/2013/NĐ-CP
- Xử lý hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế
- hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
XỬ LÝ HÀNH VI CHO NGƯỜI KHÁC MƯỢN THẺ BẢO HIỂM Y TẾ
Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về bảo hiểm y tế: mức hưởng bảo hiểm y tế, giá mua bảo hiểm y tế tự nguyện, cho người khác mượn bảo hiểm y tế bị xử lý như thế nào... và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
- Nghị định 176/2013/NĐ-CP Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
1. Hình thức xử lý hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.
Căn cứ theo điểm a khoản 2 điều 65 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định về hình thức xử lý hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế:
"2. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế."
Vậy với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính cụ thể nếu chưa làm thiệt hại gì đến quỹ bảo hiểm y tế thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nếu gây thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
2. Thẩm quyền xử lý hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.
Căn cứ theo điều 89 nghị định 176/2013-NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của chủ tịch Ủy ban nhân dân trong hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế:
Điều 89. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
"1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, e, h và i Khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này."
Căn cứ theo khoản 2 đến khoản 5 điều 90 Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra y tế
"2. Chánh Thanh tra Sở Y tế và Chi Cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ và Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 35.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 52.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 70.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều này."
Căn cứ khoản 1 điều 93 Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác quy định:
"1. Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Cục trưởng Cục Hóa chất, Thanh tra các ngành: Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tài chính và các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý được quy định tại Nghị định này."
Vậy thẩm quyền có thể xử phạt hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Chánh Thanh tra Sở Y tế
- Chi Cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế
- Chánh Thanh tra Bộ
- Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
- Cục trưởng Cục Quản lý dược
- Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
- Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế
- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Nếu vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có liên quan trực tiếp tới phạm vi, chức năng, quyền hạn, lĩnh vực, ngành và địa bàn quản lý của mình thì cơ quan khác cũng có thẩm quyền xử phạt.
Bài viết cùng chuyên mục:
- Không đóng bảo hiểm y tế bị xử phạt như thế nào?
- Thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do bị mất
- Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế
- Tư vấn và hỗ trợ dịch vụ bảo hiểm xã hội tại Hà Nội
Liên hệ Luật sư tư vấn về xử lý hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế:
- Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về bảo hiểm y tế. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
- Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về bảo hiểm y tế qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về bảo hiểm y tế tới địa chỉ Email: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!
Liên kết tham khảo: