Xử phạt hành chính hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứng thực
16:55 15/10/2018
Xử phạt hành chính hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứng thực: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng ...
- Xử phạt hành chính hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứng thực
- sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứng thực
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
SỬ DỤNG GIẤY TỜ GIẢ ĐỂ LÀM THỦ TỤC YÊU CẦU CHỨNG THỰC
Kiến thức của bạn:
Xử phạt hành chính hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứng thực
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 110/2013/NĐ-CP
- Nghị định 67/2015/NĐ-CP
Nội dung tư vấn về hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứng thực
1. Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứng thực
Điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a. Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứng thực;”
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứng thực sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
2. Thẩm quyền xử phạt hành chính về hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứng thực
Điều 66 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình;
c) Tước quyền sử dụng thẻ báo cáo viên pháp luật cấp huyện có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1 Chương III, các Điều 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III, Chương IV, Điều 64a, Điều 64b và Điều 64c của Nghị định này.” [caption id="attachment_104861" align="aligncenter" width="416"] sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứng thực[/caption]
Căn cứ Khoản 2 đến khoản 4 Điều 67 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra Tư pháp. Theo đó:
“2. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II; Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III; Chương IV; Điều 64a, Điều 64b và Điều 64c của Nghị định này.
3a. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Chương II, III, IV, Điều 64a, Điều 64b và Điều 64c của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Chương II, III, IV, V, Điều 64a, Điều 64b và Điều 64c của Nghị định này.”
Tại khoản 3b Điều 67 Nghị định 67/2015/NĐ-CP cũng có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra Tư pháp như sau:
“3b. Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;
c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động của trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có thời hạn;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1, các Điều 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36 và 37 Mục 2 Chương III của Nghị định này.”
Ngoài ra điều 69 Nghị định 110/2013NĐ-CP quy định như sau về thẩm quyền xử phạt hành chính:
“Điều 69. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài
Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Nghị định này.”
Đối chiếu các quy định trên thì thẩm quyền xử phạt hành chính về hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứng thực bao gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Chánh Thanh tra Sở Tư pháp
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp
- Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực
- Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp
- Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự
- Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứng thực
Để được tư vấn chi tiết về sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục yêu cầu chứng thực, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hành chính miễn phí 24/7: 1900 6178 hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ email: [email protected].
Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Trân trọng /./.