Xây nhà trên đất của bố mẹ thì có được đền bù khi phân chia di sản không
11:24 12/06/2019
Xây nhà trên đất của bố mẹ thì có được đền bù khi phân chia di sản là mảnh đất đó hay không?... bố mẹ tôi mất không để lại di chúc... các chị em muốn phân..
- Xây nhà trên đất của bố mẹ thì có được đền bù khi phân chia di sản không
- Xây nhà trên đất của bố mẹ
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn:
Xin chào luật sư, hiện nay gia đình tôi đang có chuyện cần hỏi ý kiến luật sư và mong luật sư tư vấn. Tôi xin phép đi vào vấn đề luôn: gia đình tôi có 6 anh chị em, tôi là con trai trong gia đình và 5 chị em gái. Tất cả đều đã có gia đình riêng. Nay bố mẹ tôi qua đời nhưng không để lại di chúc, theo tìm hiểu sơ qua thì tôi được biết là tài sản sẽ được chia đều cho 6 anh em không phân biệt con trai hay con gái. Vấn đề thắc mắc lớn nhất của tôi là: trước đây được sự đồng ý của bố mẹ nên tôi đã xây nhà trên khu đất rộng 200m vuông, bây giờ các chị em gái về và muốn chia đều mảnh đất đó. Vậy luật sư cho t hỏi là nếu chia đều thì tôi có được đền bù nhà ở đã xây không? hay là sẽ được dỡ bỏ tự do? Và nếu có đền bù thì được tính như thế nào?
Mong luật sư tư vấn và giúp đỡ cho gia đình tôi.tôi xin chân thành cảm ơn.
Câu trả lời của luật sư:
-
Căn cứ pháp lý:
+ Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
+ Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.
2. Nội dung tư vấn:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Từ những thông tin mà bạn cung cấp. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau.
Điều 612 BLDS 2015 quy định:
Điều 612. Di sản Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Vấn đề trên, để giải quyết được vấn đề một cách tốt nhất, thì bạn nên thỏa thuận với anh chị em của bạn là có đền bù ngôi nhà cho bạn hay không. Và đền bù bao nhiêu đối với nhà đó.
Về mặt pháp luật, để chứng minh căn nhà đó là của bạn thì bạn cần phải chứng minh được sự đồng ý của bố mẹ bạn về việc cho phép bạn xây nhà trên đất của bố mẹ bạn (thông qua hình thức cho bạn thuê đất, mượn đất và các loại hợp đồng tương tự…) việc đồng ý đó phải được lập thành văn bản thì khi đó căn nhà đó sẽ thuộc quyền sở hữu của bạn và căn nhà đó.
Tuy nhiên khi xây nhà trên đất của bố mẹ bạn, bạn phải đăng ký quyền sở hữu ngôi nhà đó là căn nhà của bạn khi đó bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 thông tư 23/2014/TT-BTNMT.
Trường hợp người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận được cấp riêng cho người sử dụng đất và cấp riêng cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất; thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận được ghi theo quy định như sau:
a) Giấy chứng nhận cấp cho người sử dụng đất chỉ ghi thông tin về người sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chỉ ghi thông tin về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tiếp theo ghi “Sở hữu tài sản trên thửa đất...(ghi hình thức thuê, mượn,…) của... (ghi tên tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cho thuê, cho mượn).
Nếu bạn không có những giấy tờ như đã nêu trên, thì thực tế sẽ không thể chứng minh được căn nhà đó là của bạn như vậy cũng sẽ không có đền bù.
Vấn đề tiếp theo, nếu đã chứng minh được căn nhà trên là của bạn có thể thỏa thuận với anh chị em của bạn về giá trị của căn nhà hoặc thỏa thuận lựa chọn hội đồng thẩm định giá. Nếu không thỏa thuận được thì tòa án sẽ định giá căn nhà đó và yêu cầu những người được hưởng thừa kế bồi thường giá trị căn nhà đó cho bạn. Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
“ Điều 104. Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản
Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.
Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.
Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.
Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
c) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.”
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi qua Email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.
Xin chân thành cảm sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo