Trong bối cảnh giao thông hiện đại, việc tuân thủ các quy định về giấy tờ là điều cần thiết. Một trong những tình huống phổ biến mà người lái xe có thể gặp phải là việc bị tạm giữ giấy đăng ký xe. Điều này đặt ra câu hỏi: “Liệu người lái có thể tiếp tục lái xe không?”
Xác định và phân loại đối tượng khiếu nại hành chính về quản lý đất đai
09:22 07/08/2024
Xác định và phân loại đối tượng khiếu nại hành chính về quản lý đất đai là nhiệm vụ quan trọng trong công tác giải quyết khiếu nại. Bởi nếu xác định đúng đối tượng khiếu nại mới có phương án xác minh, giải quyết hiệu quả. Dưới đây là bài viết về cách xác định và phân loại đối tượng khiếu nại hành chính đất đai
- Xác định và phân loại đối tượng khiếu nại hành chính về quản lý đất đai
- khiếu nại hành chính về quản lý đất đai
- Hỏi đáp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐỔI TƯỢNG KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1. Xác định đối tượng khiếu nại hành chính về quản lý đất đai
- Người sử dụng đất, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai.
- Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
(Theo điều 237 luật đất đai 2024)
Như vậy, về nguyên tắc chung, đối tượng khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm người sử dụng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính (đối tượng bị khiếu nại)
Cần lưu ý nhận biết hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai để phân biệt với hành vi hành chính trong các lĩnh vực khác và với quyết định hành chính. Hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai là hành vi của người hoặc cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật về quản lý đất đai, biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.
Các quyết định hành chính, hành vi hành chính được xác lập khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai sau đây:
- Bạn hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.
- Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
- Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
- Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Tuy nhiên, không phải mọi quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quản lý đất đai đều là đối tượng bị khiếu nại hành chính mà chỉ những quyết định hành chính, hành vi hành chính thỏa mãn các điều kiện được Luật Khiếu nại quy định thì mới là đối tượng khiếu nại:
- Không thuộc các trường hợp bị loại trừ, gồm: quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định.
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại phải liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
2. Phân loại đối tượng khiếu nại hành chính về quản lý đất đai
Đối tượng khiếu nại hành chính về quản lý đất đai được phân ra một số loại việc phổ biến sau:
- Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về giao đất, cho thuê đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, cấp hoặc thu hồi, hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gia hạn thời hạn sử dụng đất…
- Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
- Khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính.
- Ngoài ra còn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc thu phí, lệ phí đất, thu thuế, truy thu thuế về đất.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Khiếu nại hành chính và đối tượng của khiếu nại hành chính
- Thời hạn giải quyết khiếu nại quyết định hành chính
- Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật
Trên đây là nội dung tư vấn về xác định và phân loại đối tượng khiếu nại quản lý hành chính về đất đai. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp để chúng tôi ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Liên kết tham khảo:
- Tư vấn luật hành chính
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6500;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6500;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6500;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6500;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500