• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Viên chức có được đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật: Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật việc làm năm 2013 quy định.....

  • Viên chức có được đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật
  • viên chức có được đóng bảo hiểm thất nghiệp
  • Tư vấn luật chung
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

VIÊN CHỨC CÓ ĐƯỢC ĐÓNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp đối với viên chức: viên chức có được đóng bảo hiểm thất nghiệp không, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của viên chức là bao nhiêu... và một số vấn đề khác. Sau đây Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý:

1. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

   Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật việc làm năm 2013 quy định:

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

     Vậy đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có giao kết một trong số những loại hợp đồng lao động sau đây với người sử dụng lao động:

  • Hợp đồng lao động hoặc hp đồng làm việc không xác định thời hạn;
  • Hợp đồng lao động hoặc hp đồng làm việc xác định thời hạn;
  • Hp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

     Như vậy, khi người lao động làm và có giao kết hợp đồng với người sử dụng lao động thì phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. viên chức có được đóng bảo hiểm thất nghiệp

2. Viên chức có được đóng bảo hiểm thất nghiệp.

     Căn cứ theo quy định Điều 2 Luật viên chức năm 2010

Điều 2. Viên chức 

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật 

    Như vậy, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc. Vậy nên, thuộc vào trường hợp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

   Trong trường hợp của bạn, bạn là viên chức. Do đó, thuộc vào đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

     Lưu ý:

  • Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau.
    • Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
    • Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
    • Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
  • Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
    • Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.
    • Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Bài viết cùng chuyên mục:

Liên hệ Luật sư tư vấn về viên chức có được đóng bảo hiểm thất nghiệp:

     Nếu bạn đang gặp vướng mắc về viên chức có được đóng bảo hiểm thất nghiệp mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về viên chức có được đóng bảo hiểm thất nghiệp. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  • Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500;
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected];

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178