Việc kinh doanh online có cần đăng ký kinh doanh không?
15:30 19/12/2023
Kinh doanh online có cần đăng ký kinh doanh không? Đây là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm bởi sự phát triển của bán hàng online
- Việc kinh doanh online có cần đăng ký kinh doanh không?
- kinh doanh online có cần đăng ký kinh doanh không
- Pháp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Kinh doanh online có cần đăng ký kinh doanh không
Câu hỏi của bạn:
Xin chào Luật sư, tôi có em bé được 2 tháng, nhưng do trước khi nghỉ không có công việc cố định nên khi nghỉ sinh không được hưởng bất kỳ chế độ nào. Để có tiền trang trải cuộc sống, tôi có nhập một lô quần áo trẻ em về bán. Tôi chỉ định bán hàng online trong thời gian nghỉ sinh này, nếu có lãi thì sẽ chọn đây làm công việc chính luôn. Vậy Luật sư cho tôi hỏi nếu tôi có ý định kinh doanh online lâu dài thì có cần đăng ký kinh doanh không ạ? Xin cảm ơn Luật sư.
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề kinh doanh online có cần đăng kí kinh doanh không cho công ty. Tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạt động thương mại độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh
- Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Đối tượng không phải đăng ký kinh doanh
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP:
Điều 3. Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.
Vậy, trong trường hợp của bạn, bạn nhập một lô quần áo trẻ em về để bán trên trang cá nhân trên Facebook là hoạt động mua bán hàng hóa nhỏ lẻ, hoạt động một cách độc lập, thường xuyên thì không cần đăng ký kinh doanh. Đồng thời, bạn cũng không phải là "thương nhân" theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nếu về sau bạn nhập hàng với số lượng lớn và hoạt động thường xuyên, chuyên nghiệp thì phải thực hiện đăng ký kinh doanh.
2. Các loại hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh
Theo Điều 5 của Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh như sau:
Điều 5. Phạm vi về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại
1. Cá nhân hoạt động thương mại được phép kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật, trừ các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng, hàng không bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; hàng không bảo đảm chất lượng, bao gồm hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động, thực vật bị dịch bệnh;
c) Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Theo đó, khi kinh doanh online, bạn cần phải nhập hàng từ những địa chỉ uy tín, chất lượng, đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu không chứng minh được hóa đơn đầu vào, cũng như nguồn gốc xuất xứ của lô hàng thì bạn có thể bị xử lý hành chính về hành vi bán hàng không rõ nguồn gốc. Đặc biệt, bạn không được kinh doanh những mặt hàng bị cấm theo quy định của pháp luật như: Ma túy, vũ khí, pháo nổ, động vật quý hiếm...
3. Xử phạt hành chính với hành vi bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
“Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng, hoá đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật.
Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt theo nghị định 98/2020/NĐ-CP, cụ thể:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
- Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
- Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
- Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
- Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế;
- Là chất tẩy rửa, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản;
- Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
- Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 14 Điều này;
- Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Theo đó, trường hợp kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ tùy giá trị hàng hóa vi phạm có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Buộc tiêu hủy hàng hóa, tang vật vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Bài viết tham khảo:
- Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội nhanh nhất chỉ từ 1 ngày
- Quy định về hình thức phạt tiền trong vi phạm hành chính;
- Điều kiện kinh doanh online mới nhất
- Dịch vụ soạn đơn khiếu nại
Liên hệ Luật sư tư vấn về đăng ký kinh doanh online
Nếu bạn đang gặp vướng mắc về đăng ký kinh doanh online mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật sư. Luật sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự. Bạn có thể liên hệ với Luật sư theo những cách sau:
- Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
- Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
- Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng!
Chuyên viên: Hoài Thương