• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

UBND cấp nào có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành vi xây dựng nhà trên đất không được phép xây dựng? Trường hợp xây dựng nhà tiền chế (cột sắt, mái tôn,

  • UBND cấp nào có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành vi xây dựng nhà trên đất không được phép xây dựng?
  • Xây nhà trên đất không được phép xây dựng
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Xây nhà trên đất không được phép xây dựng

Câu hỏi của bạn: 

     Luật sư cho tôi hỏi: trường hợp xây dựng nhà tiền chế (cột sắt, mái tôn, vách tôn) trên đất không phù hợp quy hoạch, không được phép xây dựng, UBND cấp nào ra quyết định xử lý vi phạm?       

     Xin cám ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

    Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về xây nhà trên đất không được phép xây dựng

     1. Biện pháp xử phạt đối với hành vi xây dựng nhà tiền chế trên đất không được phép xây dựng

     Nhà thép tiền chế là loại nhà làm bằng các cấu kiện bằng thép và được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định sẵn. Quá trình làm ra sản phẩm hoàn chỉnh (có kết hợp các bước kiểm tra và quản lý chất lượng) được trải qua 3 giai đoạn chính: thiết kế gia công cấu kiện và lắp dựng tại công trình. Toàn bộ kết cấu thép có thể sản xuất đồng bộ sẵn rồi đưa ra công trường lắp dựng trong thời gian khá ngắn.

     Khi xây dựng nhà tiền chế trên đất không được phép xây dựng sẽ bị xử phạt theo khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử lí vi phạm về trật tự xây dựng như sau:

     "7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

     a) Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;

     b) Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng;

     c) Xây dựng công trình sai cốt xây dựng;

     d) Xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông (trừ trường hợp quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt), thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống (trừ trường hợp xây dựng công trình để khắc phục những hiện tượng này);

     đ) Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung."

     Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm.

     Ngoài ra, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi xây nhà trên đất không được phép xây dựng là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 8 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP. [caption id="attachment_83491" align="aligncenter" width="463"]Xây nhà trên đất không được phép xây dựng Xây nhà trên đất không được phép xây dựng[/caption]

     2. UBND cấp nào có thẩm quyền ra quyết định xử phạt?

     Khoản 1 Điều 70 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định: "Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định này chỉ được xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền thì phải lập biên bản vi phạm hành chính chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt". Đồng thời căn cứ vào Điều 76, 77, 78 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định thẩm quyền của Chủ tịch UBND các cấp, có thể thấy Chủ tịch UBND cấp xã không có thẩm quyền ra quyết định xử phạt trong trường hợp này vì Chủ tịch UBND cấp xã chỉ có thẩm quyền phạt tiền đến 10.000.000 đồng, trong khi hành vi có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

     Bên cạnh đó, khoản 4 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định: "Thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 71, Điều 72, Điều 73, Điều 74, Điều 76, Điều 77 và Điều 78 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt cá nhân bằng 1/2 thẩm quyền xử phạt tổ chức".

     Do đó, trong trường hợp của bạn, khi xây dựng nhà tiền chế trên đất không được phép xây dựng thì tùy từng trường hợp bên vi phạm là cá nhân hay tổ chức mà Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về xây nhà trên đất không được phép xây dựng, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 24/7 :19006500 để được luật sư tư vấn hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178