• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tư vấn về tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm hành chính khi tham gia giao thông. Ngày 10/6/2018, tôi có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông...

  • Tư vấn về tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm hành chính khi tham gia giao thông
  • tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm hành chính
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRONG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Câu hỏi của bạn:   

     Ngày 10/6/2018, tôi có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông điều khiển xe ôtô chạy quá tốc độ cho phép vi phạm điều a khoản 3 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ bị chiến sĩ cảnh sát thuộc phòng cảnh sát giao thông tỉnh N đang làm nhiệm vụ lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ phương tiện (xe ôtô). Ngày 15/6/2018, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông tỉnh N ra quyết định xử phạt hành chính, hình thức phạt tiền, mức phạt 700.000 đồng, đồng thời trả lại phương tiện cho tôi.

     Ngày 22/6/2018, trên đường đi nộp phạt bằng phương tiện môtô, tôi lại bị xử phạt vì quên không mang theo giấy phép lái xe, chiến sĩ cảnh sát đã áp dụng tình tiết tăng nặng theo điểm b khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính phạt tôi với mức phạt 400.000 đồng.

     Tôi muốn hỏi việc áp dụng tình tiết tăng nặng theo điểm b khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính với hành vi trên đúng hay sai?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm hành chính:

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

     Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

     “a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

     b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

     c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

     d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.

     Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

     Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

     Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;

     đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

     e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

     Theo đó, một trong các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính là phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng. [caption id="attachment_103929" align="aligncenter" width="411"]tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm hành chính Tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm hành chính[/caption]

2. Tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm hành chính

     Đối với những tình tiết là tình tiết tăng nặng được liệt kê cụ thể tại khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính, trong đó điểm b quy định về “vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm”. Tại Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính giải thích từ ngữ như sau:

  • Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà trước đó đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính này nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý (khoản 6 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính);
  • Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý (khoản 5 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính).

     Như vậy, vi phạm hành chính nhiều lần và tái phạm khác nhau ở thời điểm vi phạm hành chính. Đối với vi phạm hành chính nhiều lần thì việc vi phạm phải xảy ra trước thời điểm bị xử lý hành chính; còn tái phạm thì xảy ra sau thời điểm xử lý hành chính và chưa hết thời hiệu để xác định là chưa bị xử lý hành chính.

     Để xác định việc áp dụng tình tiết tăng nặng theo điểm b khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của bạn là đúng hay sai cần xác định trong hai trường hợp như sau:

  • Khi áp dụng tình tiết tăng nặng là vi phạm hành chính nhiều lần thì đòi hỏi hành vi vi phạm trước và hành vi vi phạm sau phải giống nhau và hành vi vi phạm trước chưa bị xử lý, còn thời hiệu xử lý; đến khi tiến hành xử lý thì sẽ xử phạt 1 lần và áp dụng tình tiết tăng nặng này. Trong trường hợp của bạn hai hành vi vi phạm là khác nhau và lần vi phạm đầu đã bị xử phạt; do đó không thể xác định đây là tình tiết tăng nặng đối với hành vi vi phạm sau.
  • Khi áp dụng tình tiết tăng nặng là tái phạm thì đòi hỏi hành vi vi phạm trước và hành vi vi phạm sau phải giống nhau và việc vi phạm trước chưa hết thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính. Trong trường hợp của bạn thì hành vi vi phạm sau xảy ra trong cùng tháng với hành vi vi phạm trước, khi chưa hết thời hạn theo quy định nên thỏa mãn một phần điều kiện. Tuy nhiên hai hành vi vi phạm là khác nhau nên cũng không thể áp dụng tình tiết tăng nặng là tái phạm khi xử lý hành vi vi phạm sau.

     Do đó, bạn cần tìm hiểu lại kỹ lý do mà cơ quan có thẩm quyền áp dụng tình tiết tăng nặng theo điểm b khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính khi ra quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi không mang theo giấy phép lái xe khi tham gia giao thông của bạn.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm hành chính khi tham gia giao thông quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178