Tu nghiệp sinh phá vỡ hợp đồng có phải bồi thường không
08:57 16/07/2019
Tu nghiệp sinh phá vỡ hợp đồng có phải bồi thường không: Xin chào luật sư, vợ em hiện tại đang đi Tu Nghiệp Sinh tại Nhật Bản hiện tại đang....
- Tu nghiệp sinh phá vỡ hợp đồng có phải bồi thường không
- tu nghiệp sinh phá vỡ hợp đồng
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TU NGHIỆP SINH PHÁ VỠ HỢP ĐỒNG CÓ PHẢI BỒI THƯỜNG KHÔNG
Câu hỏi của bạn:
Xin chào luật sư, vợ em hiện tại đang đi Tu Nghiệp Sinh tại Nhật Bản hiện tại đang trong giai đoạn năm thứ 1, nhưng vì lao động vất vả và bản thân em cũng đã đủ ổn định tài chính nên em mới đề nghị vợ em là làm hết 1 năm rồi xin về chứ không có làm theo chương trình 3 năm. Nhưng Visa của vợ em là mỗi năm kí đến tháng 4/2017 sẽ kí gia hạn visa và làm tiếp đến năm 2018. Hai tháng trước vợ em đã xin về và bên phía nghiệp đoàn cũng đồng ý nhưng không nói gì, nhưng đến hôm nay thì nghiệp đoàn cùng công ty lại nói rằng nếu về như vậy phải bồi thường cho giám đốc 1 khoản tiền chi phí vé máy bay sang Việt nam phỏng vấn, chi phí ăn uống. Bồi thường cho công ty tổn thất thì được về, không thì làm hết 3 năm. Em rất mong nhận được sư tư vấn của luật sư ạ. Việc tu nghiệp sinh phá vỡ hợp đồng có phải bồi thường không.
Câu trả lời của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật lao động năm 2012.
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
- Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm.
Nội dung tư vấn : Trước tiên, ta tìm hiểu người lao động là gì. Theo điều 3 Bộ luật Lao động 2012 quy định:
"1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động."
Vậy, tu nghiệp sinh phá vỡ hợp đồng có bồi thường thiệt hại không:
Thứ nhất căn cứ về việc bạn muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn để về nước sai hay đúng với quy định pháp luật:
Hợp đồng lao động của bạn là 3 năm và bạn mới làm được một năm để chấm dứt hợp đồng lao động bạn cần thông báo với người sử dụng lao động bên nước bạn đang làm về vấn đề chấm dứt hợp đồng của bạn. Bạn nên tìm hiểu quy định pháp luật bên đó để tránh việc phải bồi thường thiệt hại nhiều do vi phạm hợp đồng. Khi thông báo cho bên người sử dụng lao động bên nước bạn làm thì bạn cũng thông báo cho bên doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam đưa bạn sang làm việc nước ngoài về việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn của bạn. Trong trường hợp của bạn, bạn thông báo cho nghiệp đoàn tuy nhiên về vấn đề bồi thường thiệt hại thì là vấn đề không tránh khỏi vì mình đã vi phạm hợp đồng.
Thứ hai việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn về nước các khoản phí bạn có thể sẽ bị mất:
Căn cứ theo điều 45. Nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
“Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:
1. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; đoàn kết với người lao động của nước tiếp nhận người lao động và người lao động của các nước khác;
2. Chủ động học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan;
3. Tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
4. Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
5. Làm việc đúng nơi quy định; thực hiện nội quy nơi làm việc và về nước sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng thực tập theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;
6. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
7. Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;
8. Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
9. Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này.”
Căn cứ theo khoản 6 điều này người lao động phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động.
Vậy các khoản bạn phải chịu trách nhiệm là bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động theo pháp luật của nước tiếp nhận bạn và các khoản chi phí bồi thường được ghi trong hợp đồng giữa bạn và doanh nghiệp Việt Nam theo quy định pháp luật Việt Nam.
Về khoản bồi thường cho người sử dụng lao động bên nước bạn làm, bạn có thể tìm hiểu qua pháp luật bên đó quy định như thế nào, còn về khoản bồi thường cho doanh nghiệp dịch vụ đưa bạn sang nước đó làm việc bạn có thể căn cứ hợp đồng của bạn với doanh nghiệp và những thỏa thuận của hai bên.
Trường hợp cụ thể của bạn công ty lại nói rằng nếu về như vậy phải bồi thường cho giám đốc 1 khoản tiền chi phí vé máy bay sang Việt Nam phỏng vấn, chi phí ăn uống, nếu không bồi thường phải làm cho công ty hết 3 năm. Bản chất của vấn đề này bạn có thể kiểm tra trong hợp đồng và quy định pháp luật bên Nhật Bản về vấn đề này xem thực chất việc bồi thường đó có được quy định không.
Nếu như vấn đề bồi thường thiệt hại mà không đúng theo quy định pháp luật bên đó bạn có thể viết đơn kiến nghị lên công ty về vấn đề này để được giải quyết.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: