• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bạn có biết việc xử phạt vi phạm hành chính không nhất thiết phải lập biên bản. Hãy cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu về những trường hợp lập hoặc không lập biên bản vi phạm hành chính trong bài viết này bạn nhé

  • Trường hợp lập hoặc không lập biên bản vi phạm hành chính
  • Biên bản vi phạm hành chính
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRƯỜNG HỢP LẬP HOẶC KHÔNG LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Kiến thức cho bạn:

     Trường hợp lập hoặc không lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

Kiến thức của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Nội dung tư vấn:

Trường hợp lập hoặc không lập biên bản vi phạm hành chính

1. Nội dung chính của biên bản vi phạm hành chính

     Theo Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, biên bản vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu như sau:

  • Thời gian, địa điểm lập biên bản;
  • Thông tin về người lập biên bản, tổ chức, cá nhân vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
  • Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
  • Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
  • Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;
  • Quyền và thời hạn giải trình.

Trường hợp lập hoặc không lập biên bản vi phạm hành chính

2. Những trường hợp xử phạt vi phạm không lập biên bản vi phạm hành chính

     Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định các trường hợp xử phạt vi phạm không lập biên bản vi phạm hành chính, gồm có:

  • Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản vi phạm hành chính được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

     Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản vi phạm hành chính

  • Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

Trường hợp lập hoặc không lập biên bản vi phạm hành chính

3. Những trường hợp xử phạt vi phạm lập biên bản vi phạm hành chính

     Luật xử lý vi phạm hành chính quy định tại điều 57 về các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản vi phạm hành chính, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính gồm:

  • Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản vi phạm hành chính được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này (không thuộc các trường hợp xử phạt vi phạm không lập biên bản vi phạm hành chính)
  • Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản vi phạm hành chính phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

     Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính lập biên bản vi phạm hành chính phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

     Một số bài viết cùng chuyên mục tham khảo:

     Quy định về biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

     Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

     Tải mẫu biên bản vi phạm hành chính và hướng dẫn sử dụng

     Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178