• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trình tự giải quyết anh chấp lao động tập thể về quyền và về lợi ích? có những loại tranh chấp lao động tập thể nào? tranh chấp lao động tập thể là gì?

  • Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể
  • trình tự giải quyết tranh chấp lao động
  • Dịch vụ nổi bật
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ 

 Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: công ty A có 3 chi nhánh B, C, D ở 3 tỉnh khác nhau. Nay công ty sáp nhập 3 chi nhánh này lại làm 1. Riêng số lao động của chi nhánh D, công ty quyết định không sử dụng. Nay toàn bộ nhân viên chi nhánh D không đồng ý nên đã cử đại diện ra làm đơn khiếu nại yêu cầu giám đốc công ty về việc sa thải chi nhánh D và muốn đòi công ty nhận toàn bộ những người lao động ở chi nhánh này trở lại làm việc. Chi nhánh làm đơn khiếu nại nhằm yêu cầu công ty xem xét lại quyết định. Vậy tôi muốn hỏi trình tự về tranh chấp lao động này như thế nào?

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chấm dứt hợp đồng do thay đổi cơ cấu như sau:

Căn cứ pháp lý:

1.  Tranh chấp lao động là gì?       (Từ khóa +là gì) 

       Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng lao động rất khó để người lao động và người sử dụng lao động cùng thống nhất được tất cả các vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện công việc. Khi đó việc xảy ra các tranh chấp giữa các bên là vấn đề khó tránh khỏi.

       Tranh chấp lao động được hiều là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.

2. Có những loại tranh chấp lao động nào?

      Trên thực tế chủ yếu các tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động là các tranh chấp cá nhân nhưng bên cạnh đó cũng có các tranh chấp được xác định là tranh chấp lao động tập thể.

      Theo đó, tranh chấp lao động tập thể bao gồm tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Trong đó, tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.

       Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

3. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể 

      Căn cứ điều 204 bộ luật lao động 2012 quy định:

Điều 204. Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại cơ sở

1. Trình tự hoà giải tranh chấp lao động tập thể được thực hiện theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật này. Biên bản hòa giải phải nêu rõ loại tranh chấp lao động tập thể.

2. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết;

b) Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.

3. Trong trường hợp hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì các bên có quyền gửi đơn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác định loại tranh chấp về quyền hoặc lợi ích.

Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về quyền thì tiến hành giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và Điều 205 của Bộ luật này.

Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì hướng dẫn ngay các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

     Như vậy trình tự hoà giải tranh chấp lao động tập thể được thực hiện theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật Lao động năm 2012. Trong biên bản hòa giải phải nêu rõ loại tranh chấp lao động tập thể. Trường hợp tranh chấp lao động tập thể hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì thực hiện theo quy định sau đây:

  •  Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết;
  • Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.

    Trong trường hợp hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật Lao động mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì các bên có quyền gửiđơn yêu cầuChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác định loại tranh chấp về quyền hoặc lợi ích.

      Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về quyền thì tiến hành giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và Điều 205 của Bộ luật Lao động.

     Trường hợp là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thì hướng dẫn ngay các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 204 Bộ luật Lao động.

      Ngoài ra, đối với mỗi loại tranh chấp lao động tập thể về quyền hay tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, trình tự thủ tục giải quyết có thể khác nhau:

3.1   Tranh chấp lao động tập thể về quyền

      Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác. 

     Người có thẩm quyền giải quyết là hoà giải viên lao động; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện); toà án nhân đân.Căn cứ theo điều 205 bộ luật lao động 2012, đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

     Trình tự thủ tục giải quyết  Tranh chấp lao động tập thể về quyền giải quyết bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo thủ tục sau:

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành giải quyết tranh chấp lao động.
  • Tại phiên họp giải quyết tranh chấp lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự phiên họp.

     Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác để xem xét giải quyết tranh chấp lao động.

  • Trong trường hợp các bên không đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

3.2  Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

     Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, Nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

      Thẩm quyền giải quyết tranh chấp gồm: Hoà giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động. 

      Căn cứ điều 206 bộ luật lao động 2012 về giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của hội đồng trọng tài lao động theo thủ tục sau:

  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết, Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc việc hòa giải.
  • Tại phiên họp của Hội đồng trọng tài lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp.

      Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm hỗ trợ các bên tự thương lượng, trường hợp hai bên không thương lượng được thì Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án để hai bên xem xét.

     Trong trường hợp hai bên tự thỏa thuận được hoặc chấp nhận phương án hòa giải thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải thành đồng thời ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.

     Trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải không thành.

     Biên bản có chữ ký của các bên có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động.

     Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

  •  Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

     Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

     Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của Bộ luật này. Trình tự, thủ tục đình công bao gồm 3 bước:  Bước 1 Lấy ý kiến tập thể lao động; Bước 2 ra quyết định đình công;  Bước 3 Tiến hành đình công.

4.  Thời hiệu yêu cầu giải quyết

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

     Như vậy chi nhánh D cần lưu ý  thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi công ty mà chi nhánh D cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Trình tự thủ tục sẽ được giải quyết như trên, tuỳ thuộc vào trường hợp mà sẽ chọn đâu là nơi có thẩm quyền giải quyểt tranh chấp lao động tập thể.

 

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể 

 

Tư vấn qua tổng đài 19006500 về trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể : Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về quyền lợi, thời hạn, chế độ đãi ngộ, khiếu nại khi công ty làm k đúng pháp luật và những câu hỏi liên quan. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

 

Tư vấn qua Email về  trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể : Bạn có thể gửi Email câu hỏi về về phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

 

Tư vấn trực tiếp về trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể : Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về phân biệt hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

 

Dịch vụ thực tế về trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể : Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về lao động thời vụ bị tai nạn lao động như: tư vấn pháp lý, bảo vệ quyền lợi bên yêu cầu, soạn thảo đơn yêu cầu.....

 Bài viết tham khảo:

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Lan Anh

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178