• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân và miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics như trong một số trường hợp kể trên.....

  • Trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật
  • Trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS

Câu hỏi của bạn: Chào luật sư! tôi đang có thắc mắc về trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics? Xin luật sư tư vấn giúp tôi về các trường hợp miễn trách nhiệm và giới hạn miễn trách nhiệm đối với thương nhân tới đâu. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư:      Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics như sau: Căn cứ pháp lý:

1. Trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là gì?

     Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã. Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas” được giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều kiện cho quân sỹ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác.     Trong thế chiến thứ hai, vai trò của “logistics” càng được khẳng định. Đội quân hậu cần của quân đội Mỹ và đồng minh tỏ ra có hiệu quả hơn của quân đội Đức. Quân Mỹ đã đảm bảo cung cấp vũ khí, đạn dược, và quân nhu đúng địa điểm, đúng thời gian, bằng những phương thức tối ưu. Nhờ phát huy ưu thế về công tác hậu cần mà Mỹ và đồng minh đã nhiều lần chiếm ưu thế trong cuộc chiến tranh. Cũng trong thời gian này, nhiều ứng dụng về logictics đã được phát triển và vẫn còn được sử dụng đến ngày nay, mặc dù đã có ít nhiều thay đổi để phù hợp với môi trường sản xuất kinh doanh.      Dựa trên khía cạnh pháp lý Luật Thương mại Việt Nam 2005 định nghĩa về dịch vụ logistics như sau:
Điều 233. Dịch vụ logistics Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.
     Như vậy trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là việc thương nhân có các nghĩa vụ và trách nhiệm đối với hoạt động kinh doanh của mình

2. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

     Dịch vụ logistics mang tính rủi ro rất cao, do bản chất của dịch vụ này là vận chuyển, bảo quản hàng hóa. Theo đó, pháp luật quy định các trường hợp thương nhân được miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra tổn thất. Cụ thể như sau:

     - Thứ nhất, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không có lỗi trong tổn thất hàng:

     + Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền.

     Trường hợp tổn thất của hàng hoá do lỗi của khách hàng, lỗi của khách hàng ở đây có thể là lỗi do thông tin về hàng không đầy đủ, chậm giao hàng, chậm nhận hàng,... Thương nhân kinh dịch vụ logistics đã làm đủ các trách nhiệm nhưng không hạn chế được tất cả các thất thoát nên không có trách nhiệm bối thường trong trường hợp này.

     +Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền.

     Khách hàng hoặc người được khách hàng ủy quyền có thể đưa ra những chi dẫn riêng biệt đối với việc thực hiện dịch vụ, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có trách nhiệm thực hiện đầy đủ theo chỉ dẫn của khách hàng, trong trường hợp thực hiện chi dẫn gây ra tổn thất hàng hoá, thương nhân không phải thực hiện trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có trách nhiệm thực hiện tối đa các khả năng của mình để năng đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

     + Tổn thất là khuyết tật của hàng hoá.

     Đây là trường hợp hàng có khuyết tật, khuyết tật này gây ra tổn thất trong quá trình thực hiện dịch vụ. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng trong trường hợp này vì không có dấu hiệu lỗi. 

     - Thứ hai, thương nhân kinh doanh dịch logistics vi phạm hợp đồng vì lí do khách quan:

     + Tổn thất phát sinh do sự kiện bất khả kháng.

     Trường hợp bất khả kháng có thể là thiên tai, bảo lũ, địch họa,.... mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics sử dụng mọi biện pháp nhưng không thể bảo vệ hàng hoá, hạn chế tổn thất. Đây là trường hợp miễn trách nhiệm theo tập quán.

     + Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải.

     Các tập quán vận tải có thể là tập quán quốc gia hoặc tập quán vận tải quốc tế được quy định tại các phiên bản Incoterms. Với tốc độ phát triển liên tục của ngành dịch vụ vận tải, các tập quản vận tai cũng được thay đổi thường xuyên hơn, do đó, rủi ro đối với việc thực hiện dịch vụ liên quan đến vận tài lớn hơn.

     - Thứ ba, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được thông báo khiếu nại, khởi kiện theo hiệu lực

     Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm đối với tổn thất hàng hoá trong trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn 14 ngày, từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận. Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại trọng tài hoặc toà án trong thời hạn 9 tháng, kể từ ngày giao hàng (điểm khoản 1 Điều 237 Luật thương mại năm 2005).

Điều 237. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

1. Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:

a) Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;

b) Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;

c) Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;

d) Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;

đ) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;

e) Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.

     Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, thương nhân chỉ đảm bảo về hàng hoá trong quá trình thực hiện dịch vụ. Sau khi giao hàng, người nhận có trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng hoá và phải khiếu nại ngay nếu phát hiện hàng hoá bị lỗi có thể do quá trình thực hiện dịch vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics gây ra. Nếu không phát hiện ra ngay, lỗi của hàng hoá là lỗi của nhà sản xuất, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không chịu trách nhiệm về những lỗi này.

3. Giới hạn trách nhiệm thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

     Về nguyên tắc, dịch logistics là dịch vụ có nhiều rủi ro liên quan đến mất mát, hư hỏng hàng hoá trong quá trình hàng hoá được chuyển từ khách hàng đến người nhận. Việc quy định về giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nhằm giảm thiểu những trong quá trình kinh doanh cho thương nhân. Dựa trên khía cạnh pháp lý, Điều 238, Luật Thương mại 2005 Việt Nam quy định về giới hạn trách nhiệm như sau:

Điều 238. Giới hạn trách nhiệm 1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá. 2. Chính phủ quy định chi tiết giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phù hợp với các quy định của pháp luật và tập quán quốc tế. 3. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra.
     Với quy định này thì giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người làm dịch vụ logistics là một ngoại lệ của chế tài bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại nói chung khi Điều 302 Luật Thương mại quy định: “Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”.
     Một nguyên tắc chung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà Bộ luật dân sự quy định là bên vi phạm hợp đồng gây thiệt hại bao nhiêu thì phải chịu trách nhiệm bồi thường bấy nhiêu. Ví dụ, người làm dịch vụ logistics làm mất hàng, khách hàng không có hàng giao cho người mua. Trong trường hợp khách hàng có thể phải chịu các thiệt hại phát sinh bao gồm: giá trị hàng hóa bị mất, tiền phạt hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại do không có hàng giao cho người mua và khoản lợi đáng lẽ được hưởng.      Kết luận: Như vậy giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân và  miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics như trong một số trường hợp kể trên. Nếu còn vấn đề thắc mắc bạn có thể gọi đến tổng đài 19006500 của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp

4. Tình huống tham khảo:

Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi về nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hoá, rất mong được Luật sư tư vấn cụ thể. Tôi xin chân thành cảm ơn!
     Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thực hiện quyền cầm giữ hàng hoá có các nghĩa vụ sau đây:
  • Bảo quản, giữ gìn hàng hoá;
  • Không được sử dụng hàng hoá nếu không được bên có hàng hoá bị cầm giữ đồng ý;
  • Trả lại hàng hoá khi các điều kiện cầm giữ, định đoạt hàng hoá
  • Bồi thường thiệt hại cho bên có hàng hoá bị cầm giữ nếu làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá cầm giữ.
     Kết luận: Kinh doanh dịch vụ logistics đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao lưu, mua bán hàng hóa quốc tế. Kéo theo đó, pháp luật quy định một cách khá chặt chẽ về trách nhiệm của thương nhân tham gia vào hoạt động này để tránh trường hợp tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, vấn đề này được quy định trên nhiều văn bản khác nhau như luật Thương mại, bộ luật dân sự, đến các điều ước, tập quán quốc tế khiến nhiều thương nhân gặp khó khăn trong việc áp dụng pháp luật để đàm phán, thương lượng hoặc có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, hãy tham khảo các dịch vụ dưới đây của Luật Toàn Quốc:
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics Tư vấn qua điện thoại về trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics,…. và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn. Tư vấn qua Email về trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics: : Bạn có thể gửi Email câu hỏi phân biệt hợp đồng đào tạo với hợp đồng thử việc về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất. Tư vấn trực tiếp về trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics: : Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn phân biệt hợp đồng đào tạo với hợp đồng thử việc. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ. Dịch vụ thực tế về trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics: : Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về phân biệt hợp đồng đào tạo với hợp đồng thử việc như: Soạn thảo hợp đồng kinh doanh, bảo vệ quyền lợi cho bên yêu cầu, tư vấn phán lý, soạn thảo hồ sơcầm giữ và định đoạt hàng hoá,…
  Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Nguyễn Phương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178