• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hồ sơ thuận tình ly hôn với người nước ngoài: Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có),....

  • Thủ tục thuận tình ly hôn với người nước ngoài theo quy định pháp luật
  • thuận tình ly hôn người nước ngoài
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THUẬN TÌNH LY HÔN KHI MỘT BÊN LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Kiến thức của bạn:

       Thủ tục thuận tình  ly hôn với người nước ngoài theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Kiến thức của luật sư: Cơ sở pháp lý:

Nội dung câu trả lời:      Ly hôn, theo định nghĩa tại điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, được hiểu là:
"14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án."
  • Các đối tượng áp dụng quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài        

  Theo quy định tại Điều 127 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài được áp dụng với các đối tượng sau:

“1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết  tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này.

  1. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
  2. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”
  • Điều kiện thuận tình ly hôn với người nước ngoài

      Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn theo thủ tục chung.

  • Hồ sơ thuận tình ly hôn:

  • Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của Tòa án).

Lưu ý: Nếu người ký là người đang ở nước ngoài thì phải có xác nhận của sứ quán Việt Nam tại nước ngoài (đối với người VN) hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (đối với người nước ngoài).

  • Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.
  • Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (bản sao chứng thực) của hai bên.
  • Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con).
  • Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
  • Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu có)

      Lưu ý : Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn  (là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam) và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn.

  • Nơi nộp hồ sơ khi thuận tình ly hôn  có yếu tố nước ngoài:

TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( K3, Đ102, Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

  • Trình tự, thủ tục thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài :

  • Bước 1: Nộp hồ sơ tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Tòa án phải thụ lý và thông báo cho đương sự nộp tiền tạm ứng an phí
  • Bước 3: Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh.
  • Bước 4: Sau khi đã thụ lý yêu cầu ly hôn, tòa án sẽ tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự:

- Tòa án hòa giải thành, cả hai vợ chồng đoàn tụ được với nhau thì tòa án sẽ ghi nhận và yêu cầu hai bên rút đơn.

- Tòa án hòa giải không thành sẽ lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hòa giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản nếu vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

  • Thời gian giải quyết:
        Từ 1 – 4 tháng.

Lưu ý:

  • Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Cần xác định là đã thống nhất tất cả các vấn đề quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn).
  • Trường hợp ly hôn vắng mặt thì thời gian khoảng từ 12 đến 24 tháng (do phải thực hiện thủ tục ủy thác tư pháp);
  • Phí ủy thác tư pháp: 5 triệu đồng (danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án)
  • Các tài liệu khi gửi từ nước ngoài về phải có hợp thức hóa lãnh sự và dịch thuật;

         Trên đây là những quy định của pháp luật về thủ tục thuận tình ly hôn với người nước ngoài. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: [email protected].

          Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.

Liên kết tham khảo:

     
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178