Thủ tục chứng nhận lãnh sự giấy tờ 2019 để sử dụng ở nước ngoài
14:33 21/11/2018
Thủ tục chứng nhận lãnh sự giấy tờ 2019 để sử dụng ở nước ngoài. Khi nào phải chứng nhận lãnh sự tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nước ngoài
- Thủ tục chứng nhận lãnh sự giấy tờ 2019 để sử dụng ở nước ngoài
- Chứng nhận lãnh sự giấy tờ 2019
- Pháp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ GIẤY TỜ 2019
Câu hỏi về chứng nhận lãnh sự giấy tờ 2019
Thưa luật sư tôi có câu hỏi muốn hỏi luật sư như sau: tôi muốn hỏi thủ tục chứng nhận lãnh sự hồ sơ giấy tờ để sử dụng ở nước ngoài năm 2019 có gì thay đổi không ạ? Mong luật sư hướng dẫn tôi cách thực hiện. Xin chân thành cảm ơn.
Câu trả lời về chứng nhận lãnh sự giấy tờ 2019
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chứng nhận lãnh sự giấy tờ 2019, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chứng nhận lãnh sự giấy tờ 2019 như sau:
1. Căn cứ pháp lý về chứng nhận lãnh sự giấy tờ 2019
- Nghị định 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự;
- Thông tư 01/2012/TT-BNG hướng dẫn nghị định 111/2011/NĐ-CP.
2. Nội dung tư vấn về chứng nhận lãnh sự giấy tờ 2019
Chứng nhận lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài. Tuy nhiên, để giấy tờ này được sử dụng tại nước ngoài phải thực hiện rất nhiều bước. Nhìn chung, từng bước thực hiện đã được hướng dẫn cụ thể tại nghị định 111/2011/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/02/2012 và cho đến nay không có gì thay đổi. Nhưng không quy định theo trình tự nên không phải ai cũng thực hiện quy trình này trọn vẹn. Thủ tục chứng nhận lãnh sự giấy tờ 2019 thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1. Chứng thực sao y bản chính hoặc chứng thực bản dịch tài liệu, giấy tờ cần chứng nhận lãnh sự
Khoản 4 điều 11 nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định việc chứng thực lãnh sự được thực hiện với các giấy tờ được lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận bởi:
- Các cơ quan thuộc Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án, Viện Kiểm sát; các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương và địa phương.
- Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Các tổ chức hành nghề công chứng của Việt Nam;
- Giấy tờ, tài liệu do cơ quan, tổ chức khác chứng nhận theo quy định của pháp luật: Phòng công chứng cấp huyện hoặc UBND cấp xã. Việc Chứng thực có thể là sao y bản chính hoặc chứng thực trên bản dịch
Bước 2: Chứng nhận lãnh sự giấy tờ tại Bộ ngoại giao
Nộp hồ sơ chứng nhận lãnh sự trực tiếp hoặc qua đường bưu điện tại cơ quan ngoại giao có thẩm quyền sau:
- Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao) - Địa chỉ: số 6 Alexandre De Rhodes, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh;
- Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) - Địa chỉ: 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội;
- Tại trụ sở của các cơ quan Ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
Bước 3. Hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam và tài liệu sẵn sàng sử dụng ở nước ngoài.
Khoản 2 điều 7 thông tư 01/2012/TT-BNG quy định: "Cục Lãnh sự và Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của đơn vị mình cho các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài."
Tức là nếu cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam không có mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của Cục lãnh sự hay Sở ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh thì phải gửi giấy tờ sang Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài để chứng nhận lãnh sự mẫu dấu và chữ ký này. Sau đó gửi tài liệu cho cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại nước đó để hợp pháp hóa lãnh sự và sử dụng vì cơ quan ngoại giao của nước đó sẽ có mẫu dấu và chữ ký của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại khoản 3 điều 7 thông tư 01/2012/TT-BNG:
"3. Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm giới thiệu mẫu con dấu, mẫu chữ ký và chức danh của Cơ quan đại diện cho Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài."
Một số bài viết có nội dung tham khảo:
- Trình tự, thủ tục chứng nhận lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
- Thời hạn chứng nhận lãnh sự theo quy định của pháp luật
Để được tư vấn chi tiết về chứng nhận lãnh sự giấy tờ 2019, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.