Thủ tục bảo đảm không phá vỡ hợp đồng xuất khẩu lao động
10:29 21/06/2019
Thủ tục bảo đảm không phá vỡ hợp đồng xuất khẩu lao động: Em có 1 người em trai đang làm thủ tục đi xuất khẩu lao động Đài Loan....
- Thủ tục bảo đảm không phá vỡ hợp đồng xuất khẩu lao động
- thủ tục bảo đảm không phá vỡ hợp đồng
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Thủ tục bảo đảm không phá vỡ hợp đồng xuất khẩu lao động
Câu hỏi của bạn:
Em có 1 người em trai đang làm thủ tục đi xuất khẩu lao động Đài Loan. Tổng chi phí đi xuất khẩu là 3500usd + 500usd tiền đặt cọc để chống phá vỡ hợp đồng.Do nhà cũng hoàn cảnh khó khăn muốn giảm gánh nặng tài chính ban đầu .Em biết được thông tin rằng chỉ cần đến các văn phòng luật sư làm thủ tục bảo đảm không phá vỡ hợp đồng thì không phải đóng 500usd tiền đặt cọc nữa
Anh/Chị tư vấn giúp em được không ạ .Thủ tục như thế nào ,có văn phòng luật sư nào ở Hà Nội làm không ạ, chi phí hết bao nhiêu ạ
Em cảm ơn!
Câu trả lời:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn :
Điều 15 Bộ luật lao động 2012 quy định khái niệm hợp đồng lao động như sau:
Điều 15. Hợp đồng lao động Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Thứ nhất về vấn đề hợp đồng.
Nếu hợp đồng em trai bạn ký với công ty xuất khẩu kia là hợp đồng lao động thì việc đặt cọc công ty đưa ra là sai theo quy định của Bộ luật lao động 2012:
Căn cứ theo điều Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
"1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động."
Vậy công ty xuất khẩu không được phép giữ tiền đặt cọc của người lao động
Tuy nhiên nếu như hợp đồng em trai bạn và công ty ký là hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự thì công ty được phép giữ tiền đặt cọc căn cứ theo điều 358 Bộ Luật dân sự 2005
Điều 358 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:
“ 1. Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
2. Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Thứ hai về vấn đề thủ tục bảo đảm không phá vỡ hợp đồng làm tại các văn phòng luật sư để không đóng 500usd thì hiện tại không có mà thực chất thủ tục bảo đảm không phá vỡ hợp đồng và có tính giá trị cao hơn là nhờ luật sư làm chứng về hợp đồng đó.
Để được tư vấn chi tiết về thủ tục bảo đảm không phá vỡ hợp đồng, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.
Liên kết tham khảo: