• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật. Thông tư này quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật, bao

  • Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật
  • Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 03/2018/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2018

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

     Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

     Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;

     Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

     Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b Khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 75/2006 NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Giáo dục;

     Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học;

     Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật.

     Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

     Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng

     1. Thông tư này quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật, bao gồm: tổ chức, hoạt động giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật; nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên, giảng viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và người khuyết tật.

     2. Thông tư này áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm, cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục); trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; các tổ chức, cá nhân thực hiện giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật (sau đây gọi là giáo dục hòa nhập).

     Điều 2. Giải thích từ ngữ

     Trong văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

     1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

     2. Giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.

     3. Lớp học hòa nhập là lớp học có người khuyết tật học tập cùng với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục.

     4. Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập là phòng học trong cơ sở giáo dục được sử dụng để hỗ trợ người khuyết tật học hòa nhập.

     5. Kỹ năng đặc thù là những kỹ năng cần thiết để khắc phục những suy giảm chức năng do khuyết tật gây ra, giúp người khuyết tật thuận lợi trong sinh hoạt, giao tiếp, học tập và hòa nhập cộng đồng.

     6. Can thiệp sớm là hoạt động phát hiện, phòng tránh, ngăn ngừa trước những nguy cơ dẫn đến khuyết tật; giảm tối đa những hạn chế do khuyết tật gây ra; nâng cao khả năng phát triển và tăng cường khả năng sống độc lập của người khuyết tật trong xã hội.

     Điều 3. Mục tiêu giáo dục hòa nhập

     1. Người khuyết tật được phát triển khả năng của bản thân, được hòa nhập và tăng cơ hội đóng góp cho cộng đồng.

     2. Đảm bảo quyền học tập bình đẳng, chất lượng và phù hợp với đặc điểm, khả năng của người khuyết tật.

     Điều 4. Hợp tác quốc tế

     1. Địa phương, cơ sở giáo dục, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập huy động sự giúp đỡ của cá nhân, tổ chức quốc tế để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

     2. Khuyến khích địa phương, cơ sở giáo dục, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập mở rộng hợp tác quốc tế về giáo dục hòa nhập.

     Chương II

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

     Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập

     1. Phát hiện, huy động và tiếp nhận người khuyết tật học tập tại cơ sở giáo dục.

     2. Sắp xếp, bố trí các lớp học phù hợp với người khuyết tật; đảm bảo mỗi lớp học hòa nhập có không quá 02 (hai) người khuyết tật. Trường hợp đặc biệt, thủ trưởng cơ sở giáo dục căn cứ vào Điều kiện thực tế có thể sắp xếp, bố trí thêm người khuyết tật trong một lớp học để đảm bảo cho những người khuyết tật có nhu cầu học hòa nhập đều được đi học.

     3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập; tư vấn, định hướng nghề nghiệp phù hợp nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.

     4. Xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập, thân thiện, đảm bảo người khuyết tật được tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác và được tham gia bình đẳng trong mọi hoạt động giáo dục.

     5. Phối hợp với gia đình, cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, cơ sở giáo dục chuyên biệt thực hiện giáo dục hòa nhập.

     6. Hỗ trợ thực hiện các hoạt động can thiệp sớm và phát triển kỹ năng cơ bản cho người khuyết tật để hòa nhập cộng đồng.

     7. Cung cấp thông tin về giáo dục của người khuyết tật đang học hòa nhập tại cơ sở giáo dục cho hội đồng xác định mức độ khuyết tật của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

     8. Phát triển năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên đáp ứng nhiệm vụ giáo dục hòa nhập.

     9. Huy động nhân lực hỗ trợ giáo dục hòa nhập và sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước dành cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục hòa nhập theo quy định của pháp luật. [caption id="attachment_90290" align="aligncenter" width="462"]Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT[/caption]

     Điều 6. Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập và các hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục

     1. Căn cứ vào Điều kiện của cơ sở giáo dục và nhu cầu hỗ trợ của người khuyết tật học hòa nhập, cơ sở giáo dục bố trí phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập để thực hiện hoạt động hỗ trợ người khuyết tật học hòa nhập.

     2. Phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập có thiết bị hỗ trợ đặc thù, học liệu, công cụ xác định mức độ phát triển cá nhân của người khuyết tật để tổ chức các hoạt động nhằm phát triển khả năng của người khuyết tật.

     3. Các hoạt động hỗ trợ giáo dục hòa nhập:

     a) Hỗ trợ người khuyết tật bổ sung kiến thức, phát triển kỹ năng đặc thù để học hòa nhập có hiệu quả;

     b) Tư vấn, hỗ trợ các biện pháp, kỹ năng giáo dục hòa nhập cho giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và gia đình người khuyết tật;

     c) Tư vấn dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập và định hướng nghề nghiệp cho người khuyết tật.

     4. Cơ sở giáo dục phối hợp với trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các tổ chức, cá nhân để thực hiện các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại phòng hỗ trợ giáo dục hòa nhập đạt hiệu quả.

     Điều 7. Vai trò, trách nhiệm của trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trong việc phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập

     1. Hỗ trợ phát hiện khuyết tật, lập kế hoạch và thực hiện giáo dục hòa nhập.

     2. Hỗ trợ chuyên môn về chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của cơ sở giáo dục.

     3. Hỗ trợ, tư vấn về chăm sóc, giáo dục người khuyết tật cho gia đình người khuyết tật.

     Điều 8. Nhập học, tuyển sinh người khuyết tật học hòa nhập

     1. Người khuyết tật được hưởng chính sách nhập học, tuyển sinh theo quy định tại Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật (Thông tư số 42) và quy chế tuyển sinh các cấp học và trình độ đào tạo hiện hành.

     2. Hồ sơ của người khuyết tật học hòa nhập theo quy định đối với từng cấp học, trình độ đào tạo và giấy xác nhận mức độ khuyết tật, kế hoạch giáo dục cá nhân.

     Điều 9. Kế hoạch giáo dục cá nhân

     1. Mỗi người khuyết tật học hòa nhập có kế hoạch giáo dục cá nhân.

     2. Kế hoạch giáo dục cá nhân do giáo viên, giảng viên phối hợp với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, gia đình người khuyết tật xây dựng trên cơ sở khả năng và nhu cầu của người khuyết tật, Chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học phù hợp với Điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục.

     3. Kế hoạch giáo dục cá nhân bao gồm các thông tin về: khả năng, nhu cầu; các đặc điểm cá nhân; Mục tiêu năm học và Mục tiêu học kỳ; thời gian, nội dung, biện pháp và người thực hiện; kết quả đánh giá và Điều chỉnh sau đánh giá đối với người học.

     Điều 10. Cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, đồ chơi của cơ sở giáo dục để thực hiện giáo dục hòa nhập

     1. Cơ sở giáo dục đảm bảo các Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi đáp ứng yêu cầu giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật.

     2. Khuyến khích cơ sở giáo dục phối hợp với tổ chức, cá nhân thiết kế và sản xuất thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho người khuyết tật.

     Chương III

NHIỆM VỤ, QUYỀN CỦA GIÁO VIÊN, GIẢNG VIÊN, NHÂN VIÊN HỖ TRỢ GIÁO DỤC NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT

     Điều 11. Nhiệm vụ của giáo viên, giảng viên

     Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định đối với nhà giáo, giáo viên, giảng viên tham gia giáo dục hòa nhập thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

     1. Tôn trọng và thực hiện các quyền của người khuyết tật.

     2. Bảo mật thông tin về tình trạng khuyết tật của cá nhân người khuyết tật và gia đình người khuyết tật.

     3. Phối hợp với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và gia đình người khuyết tật lập kế hoạch giáo dục cá nhân đối với người khuyết tật học hòa nhập; tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật.

     4. Phát hiện và đề xuất giải pháp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện giáo dục hòa nhập.

     5. Tư vấn cho người khuyết tật và gia đình người khuyết tật về dịch vụ hỗ trợ, can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật.

     6. Phối hợp với đồng nghiệp, gia đình và các tổ chức, cá nhân có liên quan để xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập, thân thiện đối với người khuyết tật.

     7. Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập.

     Điều 12. Quyền của giáo viên, giảng viên

     Ngoài các quyền theo quy định đối với nhà giáo, giáo viên, giảng viên tham gia giáo dục hòa nhập được hưởng các quyền sau đây:

     1. Được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập.

     2. Được tham quan, học tập kinh nghiệm về giáo dục hòa nhập.

     3. Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc trong giáo dục hòa nhập.

     4. Được hưởng các chính sách ưu đãi trong giáo dục hòa nhập theo quy định hiện hành.

     Điều 13. Nhiệm vụ của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật

     Nhiệm vụ của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập.

     Điều 14. Nhiệm vụ của người khuyết tật

     Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ của người học theo quy định, người khuyết tật tham gia giáo dục hòa nhập thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

     1. Học tập và rèn luyện theo kế hoạch giáo dục cá nhân của người khuyết tật

     2. Thông tin tình hình sức khỏe, khả năng học tập, đề xuất nhu cầu hỗ trợ với gia đình, cơ sở giáo dục khi cần thiết.

     3. Tôn trọng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ nhau trong học tập và rèn luyện; thực hiện nội quy nhà trường; giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.

     Điều 15. Quyền của người khuyết tật

     Ngoài các quyền của người học theo quy định, người khuyết tật học hòa nhập được hưởng các quyền sau đây:

     1. Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi nhập học theo quy định.

     2. Được học tập trong các cơ sở giáo dục phù hợp với trình độ, năng lực; được quan tâm, tôn trọng và bảo vệ, đối xử bình đẳng trong học tập, trong các hoạt động giáo dục để phát triển khả năng cá nhân; được cung cấp thông tin, cấp sách giáo khoa, học phẩm, học bổng theo quy định.

     3. Người khuyết tật được học tập, rèn luyện và hỗ trợ trong các giờ học cá nhân về kiến thức, kỹ năng đặc thù để học hòa nhập có hiệu quả.

     4. Được tư vấn về dịch vụ hỗ trợ, can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật.

     5. Được bảo mật thông tin về tình trạng khuyết tật.

     6. Được tuyên dương, khen thưởng khi có thành tích trong học tập, rèn luyện.

     7. Được hưởng chính sách, chế độ về giáo dục đối với người khuyết tật theo quy định tại Thông tư số 42 và các quy định hiện hành khác.

 

…………………………………………………………………………

     Bạn có thể xem chi tiết Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật tại:

     >>> Tải Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT

     Bài viết tham khảo:

  Để được tư vấn chi tiết về Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178