• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khi hết thời hạn hợp đồng, nếu bên nhận khoán muốn tiếp tục sử dụng đất và đủ điều kiện nhận khoán theo pháp luật thì nộp hồ sơ nhận khoán...

  • Thời hạn sử dụng đất rừng giao khoán theo pháp luật
  • thời hạn sử dụng đất rừng giao khoán
  • Dịch vụ nổi bật
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG GIAO KHOÁN

Câu hỏi của bạn về thời hạn sử dụng đất rừng giao khoán: 

Em có 1 hecta đất thuộc công ty lâm nghiệp quản lý. Bây giờ, công ty muốn ký kết hợp đồng có thời hạn 20 năm khoán trồng rừng theo Nghị định 168, và công ty sẽ cấp giống. 

Em muốn hỏi là hết 20 năm thì công ty có thu hồi lại đất của em không. Nó có ảnh hưởng gì đến việc sử dụng đất của em không?

Em cảm ơn.

Câu trả lời của Luật sư về thời hạn sử dụng đất rừng giao khoán:

Chào bạn, luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề thời hạn sử dụng đất rừng giao khoán, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về thời hạn sử dụng đất rừng giao khoán như sau:

1. Căn cứ pháp lý về thời hạn sử dụng đất rừng giao khoán

2. Nội dung tư vấn về thời hạn sử dụng đất rừng giao khoán

     Thời hạn sử dụng đất rừng giao khoán và hệ quả pháp lý khi hết thời hạn giao khoán được pháp luật đất đai quy định chi tiết tại Nghị định 168/2016/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

2.1. Thời hạn và hạn mức khoán đất rừng

     Khoán rừng là hình thức thỏa thuận thực hiện công việc trong hoạt động quản lý bảo vệ, sử dụng, sản xuất kinh doanh giữa bên khoán và bên nhận khoán trong một thời hạn nhất định.

     Theo điều 6 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về thời hạn và hạn mức khoán như sau:

"Điều 6. Thời hạn, hạn mức và đơn giá khoán

1. Thời hạn khoán

a) Thời hạn khoán công việc, dịch vụ: Theo thỏa thuận giữa bên khoán và bên nhận khoán, nhưng tối đa không quá 01 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.

b) Thời hạn khoán ổn định: Theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa bên khoán và nhận khoán, nhưng tối đa không quá 20 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.

Trường hợp hợp đồng hết thời hạn, nếu bên nhận khoán không vi phạm hợp đồng khoán, đáp ứng được các tiêu chí quy định tại Điều 4 Nghị định này, có nhu cầu nhận khoán thì được tiếp tục ký hợp đồng.

2. Hạn mức khoán

Đối với khoán công việc, dịch vụ hạn mức khoán do bên khoán và bên nhận khoán thỏa thuận.

Trường hợp khoán ổn định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, bên khoán căn cứ vào quy mô diện tích khoán và nhu cầu của bên nhận khoán để thỏa thuận và xác định hạn mức khoán phù hợp, trong đó:

a) Hạn mức khoán cho cá nhân theo thỏa thuận, nhưng không quá 15 héc ta.

b) Hạn mức khoán cho hộ gia đình theo thỏa thuận, nhung không quá 30 héc ta.

c) Hạn mức khoán cho cộng đồng dân cư thôn theo thỏa thuận, nhưng tổng diện tích khoán không vượt quá tổng diện tích bình quân mỗi hộ gia đình trong cộng đồng không quá 30 héc ta tại thời điểm hợp đồng khoán."

     Như vậy, hợp đồng khoán rừng có thời hạn giao khoán và hạn mức giao khoán phụ thuộc vào khoán công việc hay khoán ổn định, phụ thuộc vào đối tượng nhận khoán đất. 

     Tiểu kết: trường hợp của bạn là hợp đồng khoán rừng giữa Công ty lâm nghiệp (bên khoán) và bạn (bên nhận khoán) có thời hạn khoán là 20 năm. Theo quy định pháp luật, sau khi hết thời hạn 20 năm, bạn sẽ phải trả lại đất cho công ty lâm nghiệp, trừ trường hợp bạn và công ty tiếp tục ký hợp đồng giao khoán khác.  [caption id="attachment_192290" align="aligncenter" width="450"] Thời hạn sử dụng đất rừng giao khoán[/caption]

2.2. Điều kiện tiếp tục ký hợp đồng giao khoán 

     Theo khoản 1 điều 6 Nghị định 168/2016/NĐ-CP, bên nhận khoán phải đáp ứng các điều kiện sau thì được tiếp tục ký hợp đồng khoán:

     Thứ nhất, không vi phạm hợp đồng khoán. Hợp đồng khoán ở đây là hợp đồng khoán đất rừng đang hết thời hạn. 

     Thứ hai, bên nhận khoán đất phải đáp ứng các điều kiện:

  • Cá nhân nhận khoán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện được hợp đồng khoán và không là thành viên trong hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán;
  • Hộ gia đình nhận khoán có thành viên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện hợp đồng khoán và không là thành viên của cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán;
  • Cộng đồng dân cư thôn nhận khoán đảm bảo đủ Điều kiện về tổ chức, nhân lực, vật lực để thực hiện hợp đồng khoán;
  • Trường hợp số cá nhân, hộ gia đình đề nghị nhận khoán ln hơn nhu cầu khoán, thì bên khoán ưu tiên khoán cho cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; cá nhân, hộ gia đình người Kinh nghèo.

     Thứ ba, bên nhận khoán có nhu cầu nhận khoán. Nhu cầu nhận khoán được thể hiện thông qua hồ sơ nhận khoán đến trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. 

     Kết luận: Hợp đồng giao khoán đất rừng là hợp đồng có thời hạn. Khi hết thời hạn hợp đồng, nếu bên nhận khoán muốn tiếp tục sử dụng đất và đủ điều kiện nhận khoán theo pháp luật thì nộp hồ sơ nhận khoán đến trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. 

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn về vấn đề thời hạn sử dụng đất rừng giao khoán, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Quỳnh Dinh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178