• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tôi muốn hỏi Chủ tịch UBND huyện đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính...Thẩm quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính thuộc về...

  • Thẩm quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính 2020
  • Thẩm quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính
  • Pháp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thẩm quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính

Câu hỏi của bạn về thẩm quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính: 

      Xin chào luật sư!

     Tôi muốn hỏi về chủ tịch UBND xã đề nghị và Chủ tịch UBND huyện đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, cá nhân vi phạm không chấp hành; Luật sư cho Tôi hỏi: Ai là người có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức cưỡng chế thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ của Chủ tịch UBND huyện? Mong nhận được sự tư vấn của luật sư.

     Xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư về thẩm quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về thẩm quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về thẩm quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Cơ sở pháp lý về thẩm quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính

2. Nội dung tư vấn về thẩm quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính

     Theo quy định của pháp luật, nếu một cá nhân, tổ chức không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì sẽ bị cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước. Liên quan đến câu hỏi của bạn, luật Toàn Quốc xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: [caption id="attachment_197882" align="aligncenter" width="420"] Thẩm quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính[/caption]

2.1. Thẩm quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính

    Điều 87 luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quy định về thẩm quyền quyết định cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Điều 87. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế

1. Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế:

a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp;

b) Trưởng đồn Công an, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao;

c) Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng; Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Cảnh sát biển;

d) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;

đ) Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Kiểm lâm;

e) Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;

g) Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường;

h) Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước; người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài;

i) Các chức danh quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 46 của Luật này;

k) Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không;

l) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh toà chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao; Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Trưởng phòng Phòng Thi hành án cấp quân khu, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.

2. Người có thẩm quyền cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền, ủy quyền tiếp cho bất kì cá nhân nào khác.

     Như vậy, Luật xử lý vi phạm hành chính chỉ quy định liệt kê các chức danh có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế chứ không nói rõ là thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Tuy nhiên, khoản 1 điều 6 nghị định 166/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều 6. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế

1. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.

2. Đối với quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân để phân công cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế. Việc phân công cơ quan chủ trì phải trên nguyên tắc vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan nào thì giao cơ quan đó chủ trì; trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giao cho một cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.

3. Các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan được giao chủ trì tổ chức cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện quyết định cưỡng chế.

     Theo đó có thể hiểu, người có thẩm quyền cưỡng chế đã quy định trên đây có thẩm quyền ra quyết định và tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình hoặc của cấp dưới. Trong trường hợp của bạn, chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế việc xử phạt hoặc có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi chủ tịch vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền. Chủ tịch UBND huyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn trực thuộc để phân công cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế. Ngoài ra, có thể đề nghị Các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ phối hợp triển khai các biện pháp nhằm thực hiện quyết định cưỡng chế như cảnh sát giao thông, ngân hàng,.... [caption id="attachment_197883" align="aligncenter" width="512"] Thẩm quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính[/caption]

2.2. Các biện pháp cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính

     Hiện nay, pháp luật quy định 4 biện pháp để cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể được quy định tại điều 86 luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

Điều 86. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 của Luật này.

2. Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:

a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;

b) Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

c) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này. 3. Chính phủ quy định cụ thể về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

     Ngoài ra, điều 3 nghị định 166/2013/NĐ-CP cũng đã quy định về nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng

1. Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của người có thẩm quyền.

2. Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương.

3. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo thứ tự quy định tại Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính. Chỉ áp dụng các biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế.

     Kết luận: Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế được thực hiện theo thứ tự từ mức độ thấp đến cao và chỉ được áp dụng các biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế. Nguyên tắc này được quy định bởi các biện pháp cưỡng chế ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người bị cưỡng chế, đồng thời cũng tránh tình trạng lạm dụng việc cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      Bài viết tham khảo:

      Để được tư vấn về Thẩm quyền cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 24/7: 1900 6500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Văn Chung

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178