• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân và biện pháp khắc phục hậu quả: Thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân được quy định tại điều 38...

  • Thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân và biện pháp khắc phục hậu quả
  • thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Kiến thức của bạn:

Thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân và biện pháp khắc phục hậu quả trong vi phạm hành chính?

Câu trả lời của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Nội dung tư vấn :    Khoản 2 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...2. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân được quy định tại điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

Thứ nhất, thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 10% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 5.000.000 đồng;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;
  • Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng:
    • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
    • Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
    • Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
    • Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
[caption id="attachment_26331" align="aligncenter" width="480"]thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân Thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân[/caption]

Thứ hai, thẩm quyền của chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
  • Biện pháp khắc phục hậu quả:
    • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
    • Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
    • Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
    • Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
    • Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
    • Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
    • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
    • Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định

Thứ ba, thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;
  • Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
  • Biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng:
    • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
    • Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
    • Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
    • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
    • Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
    • Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
    • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
    • Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
    • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
    • Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết để hiểu thêm trong lĩnh vực vi phạm hành chính:

Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh

Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt về hành vi gây rối trật tự công cộng không?

Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hành chính miễn phí 24/7 :19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn!

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

      Trân trọng ./.

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178