• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tải nghị định 136/2007/NĐ- CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam...Các giấy tờ sau đây cấp cho công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh

  • Tải nghị định 136/2007/NĐ- CP về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
  • Nghị định 136/2007/NĐ- CP
  • Biểu mẫu
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Nghị định 136/2007/NĐ- CP

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 136/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 17 tháng 08 năm 2007 

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH CỦA CÔNG DÂN VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Nghị định này quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. Điều 2. Công dân Việt Nam được cấp hộ chiếu quốc gia hoặc giấy tờ khác phù hợp để xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định tại Nghị định này và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Điều 3. 1. Công dân Việt Nam mang hộ chiếu quốc gia nêu tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định này được xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu của Việt Nam. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế đó. 2. Công dân Việt Nam mang giấy tờ khác nêu tại điểm b khoản 1 Điều 4  Nghị định này được xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu của Việt Nam theo quy định với từng loại giấy và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. 3. Công dân Việt Nam mang giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam không cần thị thực.

Chương 2:

QUY ĐỊNH VỀ GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRỊ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH VIỆT NAM Điều 4. 1Các giấy tờ sau đây cấp cho công dân Việt Nam để xuất cảnh, nhập cảnh: a) Hộ chiếu quốc gia, bao gồm: - Hộ chiếu ngoại giao; - Hộ chiếu công vụ; - Hộ chiếu phổ thông. b) Giấy tờ khác bao gồm: - Hộ chiếu thuyền viên; - Giấy thông hành biên giới; - Giấy thông hành nhập xuất cảnh; - Giấy thông hành hồi hương; - Giấy thông hành. 2. Thời hạn của các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh: a) Hộ chiếu quốc gia: - Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm. Việc gia hạn phải thực hiện trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày; - Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn; - Thời hạn của hộ chiếu quốc gia cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi hoặc cấp cho công dân kèm theo trẻ em dưới 14 tuổi thực hiện theo quy định tại Điều 5  Nghị định này. b) Các giấy tờ khác : - Giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, giấy thông hành hồi hương có giá trị không quá 12 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn; - Giấy thông hành có giá trị không quá 6 tháng tính từ ngày cấp và không được gia hạn. - Hộ chiếu thuyền viên có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu thuyền viên được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm. Việc gia hạn phải thực hiện trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày. 3. Hộ chiếu quốc gia là tài sản của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế giấy chứng minh nhân dân. Hộ chiếu phổ thông cấp trong nước và cấp ở nước ngoài có hình thức và nội dung như nhau nhưng có ký hiệu riêng để thuận lợi trong quản lý. Điều 5. 1. Giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh được cấp riêng cho từng công dân. 2. Hộ chiếu quốc gia cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp đến khi trẻ em đó đủ 14 tuổi và không được gia hạn. 3. Trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung vào hộ chiếu quốc gia của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị của cha hoặc mẹ trẻ em đó. Trong trường hợp này, hộ chiếu có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp cho đến khi trẻ em đó đủ 14 tuổi và không được gia hạn. Điều 6. Hộ chiếu ngoại giao cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này cử hoặc quyết định cho ra nước ngoài, phù hợp với tính chất của chuyến đi: 1. Thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam: - Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng; - Các vị nguyên là Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; - Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng; - Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; - Giám đốc, Phó Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia  Hồ Chí Minh; Tổng biên tập, Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Website của Đảng; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương; - Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy khối cơ quan Trung ương, khối doanh nghiệp Trung ương; - Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2. Thuộc Quốc hội: - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; - Các vị nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; - Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; - Trưởng ban, Phó Trưởng các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; - Đại biểu Quốc hội; - Trợ lý, thư ký của Chủ tịch Quốc hội. 3. Thuộc Chủ tịch nước: - Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước; - Các vị nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước; - Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; - Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Chủ tịch nước. 4. Thuộc Chính phủ: - Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các vị nguyên là Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ; - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; - Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng và cấp tương đương thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan do Thủ tướng Chính phủ thành lập; Chính ủy, Phó Chính ủy, Tư lệnh, Phó Tư lệnh các Tổng cục, Bộ Tư lệnh trực thuộc Bộ Quốc phòng; sĩ quan có cấp hàm từ Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Hải quân trở lên đang phục vụ trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; - Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Thủ tướng Chính phủ; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Phân ban Việt Nam trong Ủy ban Hợp tác liên Chính phủ Việt Namvà nước ngoài. 5. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. 6. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. 7. Thuộc cơ quan Nhà nước ở địa phương: - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.  8. Thuộc các đoàn thể và tổ chức nhân dân cấp Trung ương: - Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; - Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; - Bí thư thứ nhất, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; - Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam; - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. 9. Những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. 10. Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự. 11. Vợ hoặc chồng của những người thuộc diện quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này cùng đi theo hành trình công tác; vợ (hoặc chồng), con dưới 18 tuổi của những người thuộc diện quy định tại khoản 9 Điều này cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác. 12. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu đối ngoại hoặc lễ tân nhà nước và tính chất chuyến đi công tác, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu ngoại giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc xét quyết định cấp hộ chiếu ngoại giao theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này cho những người không thuộc diện quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này. Điều 7. Hộ chiếu công vụ cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện sau đây, được cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này cử ra nước ngoài thực hiện nhiệm vụ thuộc chức năng của cơ quan đó: 1. Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. 3. Nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài; phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú ở nước ngoài. 4. Vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của những người nêu tại khoản 3 Điều này cùng đi theo hoặc đi thăm những người này trong nhiệm kỳ công tác. 5. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu và tính chất của chuyến đi, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu công vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc xét quyết định cấp hộ chiếu công vụ theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu tại khoản 1 Điều 32  Nghị định này cho những người không thuộc diện quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này. Điều 8. Hộ chiếu phổ thông cấp cho mọi công dân Việt Nam. Điều 9. Hộ chiếu thuyền viên cấp cho công dân Việt Nam là thuyền viên để xuất nhập cảnh theo tàu biển hoặc phương tiện thuỷ nội địa hoạt động tuyến quốc tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông vận tải. Điều 10. Giấy thông hành biên giới và giấy thông hành nhập xuất cảnh cấp cho công dân Việt Namqua lại nước có chung biên giới với Việt Nam, theo Điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước đó. Điều 11. Giấy thông hành hồi hương cấp cho công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh về thường trú ở Việt Nam. Điều 12. Giấy thông hành cấp cho công dân Việt Nam không định cư ở nước ngoài để nhập cảnh về thường trú ở Việt Nam trong những trường hợp sau đây: 1. Không được nước ngoài cho cư trú. 2. Phải về nước theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mà không có hộ chiếu quốc gia. 3. Có nguyện vọng về nước nhưng không có hộ chiếu quốc gia. Điều 13. 1. Người được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh có trách nhiệm giữ gìn và bảo quản cẩn thận, không được tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong giấy tờ đó, không được cho người khác sử dụng, không được sử dụng trái với pháp luật Việt Nam. 2. Người được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh có trách nhiệm khai báo nếu bị mất giấy tờ đó theo quy định như sau: a) Nếu người đó đang ở trong nước thì phải khai báo ngay bằng văn bản với cơ quan cấp giấy tờ đó hoặc với cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nếu giấy tờ bị mất do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp. Trường hợp bị mất hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ thì ngoài việc khai báo trên, người được cấp phải báo cáo ngay với cơ quan cử mình ra nước ngoài. b) Nếu người đang ở nước ngoài thì phải khai báo ngay bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền nước sở tại và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi gần nhất. 3. Các cơ quan Việt Nam nêu tại khoản 2 Điều này khi nhận được văn bản khai báo mất giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công an (Cục Quản lý xuất nhập cảnh) để hủy giá trị sử dụng của giấy tờ đó. Giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh đã bị hủy thì không được khôi phục, trừ trường hợp vì lý do nhân đạo, cấp thiết.

Chương 3:

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CẤP GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRỊ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH VIỆT NAM Điều 14. 1. Công dân Việt Nam đang ở trong nước đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ nộp hồ sơ tại Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao hoặc tại cơ quan Ngoại vụ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Bộ Ngoại giao. Hồ sơ gồm: - Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu theo mẫu quy định; - Văn bản của cơ quan có thẩm quyền nêu tại khoản 1 Điều 32 Nghị định này về việc cử hoặc quyết định cho ra nước ngoài; - Bản sao giấy khai sinh nếu người đề nghị cấp hộ chiếu dưới 14 tuổi; - Giấy tờ chứng minh thuộc diện cùng đi theo hoặc đi thăm nếu người đề nghị cấp hộ chiếu thuộc diện nêu tại khoản 11 Điều 6 và khoản 4 Điều 7  Nghị định này. Trường hợp cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 14 tuổi thuộc diện quy định tại khoản 11 Điều 6, khoản 4 Điều 7 Nghị định này được đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình. 2. Thời hạn xem xét cấp hộ chiếu: cơ quan cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ trả kết quả cho người đề nghị trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. (...........)

>>> Tải nghị định 136/2007/NĐ- CP: TẠI ĐÂY
Bài viết tham khảo:     Để được tư vấn chi tiết về nghị định 136/2007/NĐ- CP, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178