Cách soạn thảo đơn khiếu nại khi bị doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động trái luật
10:11 10/04/2023
Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ soạn thảo đơn khiếu nại khi bị doanh nghiệp chấm dứt HĐLĐ trái luật nhanh gọn hiệu quả.
- Cách soạn thảo đơn khiếu nại khi bị doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động trái luật
- Soạn thảo đơn khiếu nại khi bị doanh nghiệp chấm dứt HĐLĐ trái luật
- Dịch vụ luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Soạn thảo đơn khiếu nại khi bị doanh nghiệp chấm dứt HĐLĐ trái luật
- Tải nghị định 24/2018/NĐ- CP về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động
- Bộ luật lao động 2019
1. Khiếu nại là gì?
Khiếu nại là một trong những phương thức để người lao động có thể bày tỏ tiếng nói và quan điểm khi thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Theo quy định của Luật Khiếu nại thì khiếu nại được hiểu là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.Ngoài ra khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2018/NĐ-CP có quy định như sau: Khiếu nại về lao động là việc người lao động, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động, người thử việc theo thủ tục quy định tại Nghị định này yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động xem xét lại quyết định, hành vi về lao động của người sử dụng lao động khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật lao động, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong quan hệ lao động nói riêng và đời sống nói chung thì khiếu nại là một trong những cách thức để người lao động có thể bảo vệ quyền lợi của mình.
2. Như thế nào là chấm dứt HĐLĐ trái luật?
Để xác định hành vi của công ty có vi phạm quy định pháp luật hay không thì cần hiểu rõ thế nào là chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, từ đó người lao động mới có thể xác định các phương thức để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.2.1. Cách hiểu đúng về chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Công ty chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hay còn gọi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật được hiểu là trường hợp công ty chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với người lao động mà không thuộc các trường hợp được quy định trong Bộ luật Lao động 2019. Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về các trường hợp người sử dụng lao động được phép chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn như sau:- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động;
- Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật lao động;
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
- Người lao động cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động;
- Không thực hiện đúng nghĩa vụ về trình tự và thời gian báo trước cho người lao động
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động trong các trường hợp không được chấm dứt hợp đồng lao động.
2.2. Phải làm gì khi bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Khi bị chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì các cách thức mà người lao động có thể thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là: - Khiếu nại đến công ty hoặc Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và xã hội theo quy định của pháp luật về thủ tục khiếu nại. - Hòa giải tranh chấp lao động - Khởi kiện đến Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết. Mỗi một cách thức lại có những ưu, nhược điểm khác nhau, người lao động có thể căn cứ vào tình hình thực tế để lựa chọn phương thức tối ưu nhất cho mình.3. Trình tự khiếu nại khi doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Khi bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng, việc đầu tiên mà người lao động có thể thực hiện để bảo vệ quyền lợi của mình là thực hiện khiếu nại. Tuy nhiên khiếu nại sao cho đúng với trình tự và quy định của pháp luật thì không phải ai cũng biết. * Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì khi muốn khiếu nại về lao động, người lao động phải thực hiện khiếu nại hai lần, thẩm quyền giải quyết được quy định cụ thể như sau: - Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là người sử dụng lao động - Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai là Chánh Thanh tra * Trình tự khiếu nại về việc doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng trái pháp luật Theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục khiếu nại về lao động như sau: - Đối với thủ tục khiếu nại lần đầu: Người lao động sẽ gửi đơn khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sau khi nhận được đơn có trách nhiệm thụ lý và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính trong thời gian 07 ngày kể từ ngày nhận được đơn. Đồng thời người lao động cũng có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo quy định pháp luật, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, đối với những trường hợp phức tạp thì không quá 45 ngày. - Đối với thủ tục khiếu nại lần hai: Trong trường hợp người lao động đã thực hiện khiếu nại lần đầu nhưng không đồng ý với kết quả giải quyết của người sử dụng lao động hoặc hết thời hạn quy định mà không được giải quyết thì người lao động có quyền gửi đơn khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty có trụ sở. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Đối với những trường hợp ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý.4. Mẫu đơn khiếu nại doanh nghiệp chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
Luật Toàn Quốc cung cấp cho khách hàng mẫu đơn khiếu nại doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động trái luật:CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tư do - Hạnh phúc
————————
…….., ngày ..... tháng …. năm......
ĐƠN KHIẾU NẠI Kính gửi: ……………………………….(1) Họ và tên: ............................................................... (2); Mã số hồ sơ ………………….(3) Địa chỉ: .............................................................................................................................. Khiếu nại ...................................................................................................................... (4) Nội dung khiếu nại ....................................................................................................... (5) ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... (Tài liệu, chứng cứ kèm theo - nếu có).
Người khiếu nại (ký và ghi rõ họ tên) |
5. Hướng dẫn soạn thảo đơn khiếu nại khi bị doanh nghiệp chấm dứt HĐLĐ trái luật
Đối với mỗi thủ tục khiếu nại khác nhau thì nội dung của mẫu đơn khiếu nại cũng có những điểm khác biệt nhất định, dưới đây Luật Toàn Quốc xin đưa ra những lưu ý chung khi soạn thảo mẫu đơn khiếu nại khi bị doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động trái luật: (1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. - Đối với khiếu nại lần đầu thì người có thẩm quyền giải quyết là người sử dụng lao động - Đối với khiếu nại lần hai thì Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền giải quyết khiếu nại. (2) Điền thông tin họ tên của người khiếu nại, - Nếu là đại diện khiếu nại cho cơ quan, tổ chức thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình đại diện. - Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ theo uỷ quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. (3) Về mã số hồ sơ, nội dung này sẽ do cơ quan giải quyết khiếu nại ghi. (4) Ghi rõ việc khiếu nại này là khiếu nại lần đầu (hoặc lần hai) đối với quyết định, hành vi hành chính gì, của ai? (5) Đối với phần nội dung khiếu nại, người lao động nên ghi: - Ghi tóm tắt sự việc dẫn đến khiếu nại; - Yêu cầu (đề nghị) của người khiếu nại (nếu có). Phần này cần trình bày ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và đúng trọng tâm, tránh tình trạng viết dài dòng, lan man vì sẽ làm giảm hiệu quả giải quyết khiếu nại.6. Dịch vụ Luật Toàn Quốc cung cấp soạn thảo đơn khiếu nại khi bị doanh nghiệp chấm dứt HĐLĐ trái luật
Người lao động nếu tự mình thực hiện thủ tục khiếu nại sẽ gặp không ít những khó khăn như không hiểu rõ quy định của pháp luật, chuẩn bị không đầy đủ giấy tờ, hồ sơ hay không thực hiện đúng trình tự, thủ tục. Ngoài ra quá trình giải quyết khiếu nại vô cùng phức tạp nên người lao động thường có tâm lý chán nản, buông xuôi. Hiểu rõ được những khó khăn của người lao động, công ty Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ về soạn thảo đơn khiếu nại khi bị doanh nghiệp chấm dứ HĐLĐ trái luật, bao gồm:- Tư vấn về các nội dung có trong đơn khiếu nại;
- Tư vấn về hồ sơ khiếu nại;
- Tư vấn các nội dung liên quan đến khiếu nại mà khách hàng còn chưa rõ;
- Thay mặt khách hàng soạn thảo đơn khiếu nại khi bị doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
- Hỗ trợ tư vấn và giải quyết các thủ tục khiếu nại.
- Gọi điện đến Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006500
- Gửi câu hỏi hoặc yêu cầu dịch vụ đến email: [email protected]
- Đến trực tiếp trụ sở Công ty tại số 463 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
7. Tình huống tham khảo về Soạn thảo đơn khiếu nại khi bị doanh nghiệp chấm dứt HĐLĐ trái luật
Thưa Luật sư, tôi đã làm việc ở công ty được 4 năm và bị công ty đơn phương cho nghỉ việc mà không có lý do. Tôi đã gửi đơn khiếu nại đến công ty và đang chờ giải quyết. Luật sư cho tôi hỏi là trong trường hợp chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì công ty phải có những nghĩa vụ gì với người lao động, có phải bồi thường hợp đồng lao động không? Tôi xin cảm ơn Luật sư.- Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
- Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc của Bộ luật lao động.
- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Câu hỏi thường gặp về Soạn thảo đơn khiếu nại khi bị doanh nghiệp chấm dứt HĐLĐ trái luật
Câu hỏi 1: Thời hiệu khiếu nại về lao động là bao nhiêu?
Câu hỏi 2: Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của người sử dụng lao động phải có những nội dung gì?
- Ngày, tháng, năm ra quyết định;
- Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;
- Nội dung khiếu nại;
- Kết quả kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
- Kết quả đối thoại (nếu có);
- Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
- Kết luận nội dung khiếu nại; giải quyết vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
- Việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có);
- Quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án.
Chuyên viên: Hải Quỳnh