Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng do thay đổi cơ cấu
11:51 24/10/2020
Nắm rõ quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu công nghệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi nghỉ việc
- Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng do thay đổi cơ cấu
- Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG
Cho tôi hỏi: Công ty tôi đang cho tôi nghỉ việc vì lý do thay đổi cơ cấu công nghệ. Trong trường hợp cho tôi nghỉ việc vì lý do này công ty có phải báo trước cho tôi không? Khi nghỉ việc tôi có được quyền lợi gì không? Mong Luật sư trả lời giúp để tôi biết quyền lợi của mình. Tôi xin cảm ơn.Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu công nghệ, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quyền lợi của người lao động khi bị chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu công nghệ như sau:
Căn cứ pháp lý
- bộ luật lao động năm 2012
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
1. Chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu là gì?
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển cũng như để đáp ứng các nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi cơ cấu công nghệ, cải tiến chất lượng của sản phẩm. Việc doanh nghiệp thay đổi cơ cấu công nghệ có thể được dưới hình thức thay đổi sản phẩm, cơ cấu của sản phẩm; thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động; thay đổi quy trình công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất kinh doanh gắn với ngành nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
Việc thay đổi trên dẫn đến sự thay đổi công việc của công ty, từ đó có thể dẫn tới việc thay đổi cơ cấu lao động cũng như cắt giảm lao động. Vì vậy, khi đơn vị sử dụng lao động thay đổi cơ cấu công nghệ, người sử dụng lao động có quyền cho người lao động nghỉ việc, tức là chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.
2. Nghĩa vụ của công ty khi chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu công nghệ
Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu công nghệ được quy định tại khoản 10 Điều 36 BLLĐ 2012:
Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.
Để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp này, người sử dụng lao động cần phải tiến hành những thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật.
2.1. Xây dựng phương án sử dụng lao động
Trước khi cho người lao động thôi việc vì lý do thay đổi cơ cấu công nghệ, người sử dụng lao động cần phải lập phương án mới về sử dụng lao động để người lao động có thể nắm bắt và sắp xếp công việc.
Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
Theo quy định trên, khi chấm dứt hợp đồng đối với người lao động vì lý do thay đổi cơ cấu công nghệ, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động, trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới cho người lao động mà người lao động buộc phải nghỉ việc thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp mất việc cho người lao động.
Nội dung phương án sử dụng lao động được quy định tại Điều 46 BLLĐ, cụ thể:
Điều 46. Phương án sử dụng lao động
1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
b) Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;
c) Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
d) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Như vậy , phương án sử dụng lao động mới thường bao gồm các nội dung như: số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu; danh sách và số lượng người được chuyển sang làm việc không trọn thời gian; người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động; và các biện pháp và nguồn tài chính để thực hiện phương án.
2.2. Thông báo cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng
Khi người sử dụng lao động quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thì phải thực hiện nghĩa vụ báo trước theo quy định tại Điều 47 BLLĐ, cụ thể:
Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
Như vậy, theo quy định trên, khi chấm dứt hợp đồng với người lao động, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thông báo trước đến với người lao động ít nhất là 15 ngày trước khi người lao động chính thức nghỉ việc. Do vậy, trong trường hợp của bạn, công ty sẽ phải báo trước với bạn ít nhất 15 ngày trước khi có quyết định nghỉ việc chính thức.
2.3. Thanh toán các khoản chi phí liên quan đến quyền lợi của người lao động
Theo quy định tại Điều 47 BLLĐ, người sử dụng lao động sẽ phải thanh toán các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động; có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng các giấy tờ khác cho người lao động trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động ( thời hạn này có thể kéo dài tuy nhiên không được quá 30 ngày)
3. Quyền lợi của người lao động khi bị chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do thay đổi cơ cấu công nghệ
3.1. Nhận trợ cấp mất việc làm
Quyền lợi đầu tiên mà bạn được hưởng chính là khoản trợ cấp mất việc làm được quy định tại điều 49 BLLĐ 2012
Điều 49. Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.
Như vậy, bạn sẽ được hưởng trợ cấp mất việc nếu đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên và với mỗi năm làm việc được trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. Trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.
3.2. Khoản nợ lương ( nếu có)
Trong thời gian làm việc, nếu công ty còn đang nợ, chưa thanh toán lương cho người lao động thì người sử dụng lao động phải tiến hành thanh toán khoản nợ cho người lao động trong thời hạn pháp luật quy định
3.3. Nhận tiền lương những ngày chưa nghỉ
Điều 114 BLLĐ 2012 có quy định về tiền lương những ngày phép chưa nghỉ, cụ thể:
Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ
1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.
Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm được quy định tại Khoản 3 Điều 26 Nghị định 05/2015 hướng dẫn một số điều của Bộ luật lao động. Tiền lương sẽ được tính như sau:
- Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
- Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm;
- Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc.
Như vậy, người lao động sẽ được hưởng mức tiền lương nghỉ hàng năm khác nhau tuỳ thuộc vào thời gian làm việc của người lao động.
3.4. Hưởng trợ cấp thất nghiệp
Vấn đề hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay đã được quy định tại Điều 46 Luật Việc làm 2013, theo đó:
Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm để được chi trả trợ cấp thất nghiêp. Tuy nhiên, để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cũng cần phải đáp ứng được các điều kiện nhất định do pháp luật quy định. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay được quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, cụ thể:
Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Như vậy, nếu người lao động khi bị chấm dứt hơp đồng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
3.5. Nhận lại giấy tờ, hồ sơ mà người sử dụng lao động đã giữ trong quá trình làm việc
Người lao động sẽ được thông báo trước để chuẩn bị và thanh toán các khoản có liên quan đến quyền lợi của mình, được trả lại giấy tờ mà công ty đã giữ trong quá trình làm việc theo quy định tại Điều 47 BLLĐ:
Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.
Như vậy, bạn sẽ được thanh toán các khoản lương, thưởng và các khoản chi phí đã cam kết hay chi phí hỗ trợ khác trong quá trình làm việc, trả lại sổ bảo hiểm cũng như các giấy tờ cá nhân của mình sau khi đã chấm dứt hợp đồng lao động.
Kết luận: Từ các thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng vì lý do thay đổi cơ cấu công nghệ như trên. Bạn có thể căn cứ vào các quy định này để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, có nhiều thông tin mà Luật sư có thể chưa nắm rõ, bạn có thể sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi để có thể được tư vấn một cách chi tiết và hiệu quả nhất.
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng:
Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về thủ tục chấm dứt hợp đồng, trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc, quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Bài viết tham khảo
- NSDLĐ cho NLĐ thôi việc vì thay đổi cơ cấu có được không
- Giải quyết chế độ trợ cấp mất việc làm cho NLĐ như thế nào
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Hương Ly