Trong bối cảnh giao thông hiện đại, việc tuân thủ các quy định về giấy tờ là điều cần thiết. Một trong những tình huống phổ biến mà người lái xe có thể gặp phải là việc bị tạm giữ giấy đăng ký xe. Điều này đặt ra câu hỏi: “Liệu người lái có thể tiếp tục lái xe không?”
Quy định về việc tiếp nhận đơn và phân loại đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh
15:50 07/03/2018
Quy định về việc tiếp nhận đơn và phân loại đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh tại Thông tư 07/2014/TT-TTCP, cụ thể:
- Quy định về việc tiếp nhận đơn và phân loại đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh
- phân loại đơn
- Hỏi đáp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
PHÂN LOẠI ĐƠN
Kiến thức của bạn:
Quy định về việc tiếp nhận đơn và phân loại đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung kiến thức:
1. Tiếp nhận đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 07/2014/TT-TTCP, đơn được tiếp nhận từ các nguồn sau:
- Đơn gửi qua dịch vụ bưu chính.
- Đơn do cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trực tiếp gửi đến qua bộ phận tiếp nhận đơn của cơ quan, tổ chức, đơn vị; qua hộp thư góp ý của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban Tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân.
- Đơn do đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy banMặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển đến theo quy định của pháp luật.
- Đơn do lãnh đạo (người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu) cơ quan Đảng và Nhà nước tiếp nhận và chuyển đến bộ phận xử lý đơn thư để xử lý theo thẩm quyền.
2. Phân loại đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh
Việc phân loại đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh được quy định tại Điều 6 Thông tư 07/2014/TT-TTCP, cụ thể:
2.1 Phân loại theo nội dung đơn
Bao gồm:
- Đơn khiếu nại.
- Đơn tố cáo.
- Đơn kiến nghị, phản ánh.
- Đơn có nhiều nội dung khác nhau.
2.2 Phân loại theo điều kiện xử lý
Bao gồm: đơn đủ điều kiện xử lý, đơn không đủ điều kiện xử lý
a) Đơn đủ điều kiện xử lý
Là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt và được người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ, chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;
- Đơn khiếu nại phải ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị khiếu nại, nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
- Đơn tố cáo phải ghi rõ nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo, hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
- Đơn kiến nghị, phản ánh phải ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;
- Đơn chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận đơn xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đã được xử lý nhưng người khiếu nại, người tố cáo được quyền khiếu nại, tố cáo tiếp theo quy định của pháp luật.
- Là đơn không đáp ứng các yêu cầu tại điểm a khoản này;
- Đơn đã được gửi cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong đó đã gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đúng người có thẩm quyền giải quyết;
- Đơn đã được hướng dẫn một lần về cùng nội dung.
2.3 Phân loại theo thẩm quyền giải quyết
Bao gồm:
- Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Đơn có họ, tên, chữ ký của một người.
- Đơn có họ, tên, chữ ký của nhiều người (từ 05 người trở lên).
- Đơn có kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc.
- Đơn không kèm theo giấy tờ, tài liệu gốc.
- Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước (bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; Ủy ban nhân dân các cấp và (cơ quan, tổ chức trực thuộc Ủy ban nhân dân các cấp hoặc của cơ quan hành chính khác).
- Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan dân cử, gồm đơn thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng nhân dân các cấp và các Ban của Hội đồng nhân dân các cấp.
- Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, thi hành án.
- Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức tôn giáo.
- Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của doanh nghiệp nhà nước.
Một số bài viết có nội dung tham khảo:
- Đã rút đơn khiếu nại thì có thể tiếp tục gửi đơn khiếu nại nữa không?
- Mẫu phiếu đề xuất thụ lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh của Thanh tra Chính phủ
Để được tư vấn chi tiết về phân loại đơn, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.