- Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.
- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
- Phòng Tư pháp có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có yêu cầu cư trú trước khi xuất cảnh kiểm tra, xác minh về việc đăng ký khai sinh của người yêu cầu và việc lưu giữ sổ hộ tịch.
Sau khi nhận được văn bản đề nghị, Ủy ban nhân dân nơi nhận được yêu cầu xác minh tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc người yêu cầu đã được đăng ký khai sinh hay chưa được đăng ký khai sinh; việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch.
Trường hợp giấy tờ của người yêu cầu đăng ký khai sinh không có thông tin chứng minh quan hệ cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản đề nghị cơ quan công an có thẩm quyền xác minh. Trường hợp cơ quan công an trả lời không có thông tin thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký khai sinh lập văn bản cam đoan về thông tin của cha, mẹ và xác định nội dung khai sinh theo văn bản cam đoan.
Sau khi nhận được kết quả xác minh hoặc sau thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu xác minh mà không nhận được văn bản trả lời, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân đồng ý giải quyết thì ký Giấy khai sinh cấp cho người yêu cầu; công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ.
KẾT LUẬN: Đối với trường hợp của bạn, bạn lấy chồng là người nước ngoài và sinh con ở nước ngoài nhưng chưa đăng ký khai sinh và bạn có quốc tịch Việt Nam nên bạn có thể đăng ký khai sinh cho trẻ tại Việt Nam. Trường hợp của bạn là đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài nên bạn cần đến ủy ban nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú để làm thủ tục đăng ký khai sinh. Khi đi đăng ký khai sinh bạn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ mà chúng tôi đã tư vấn ở trên.
Chào luật sư, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi về trường hợp sau: Tháng sau tôi chuẩn bị sinh em bé, nhưng tôi muốn đăng ký khai sinh cho con theo họ của tôi có được không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.
5. Tình huống tham khảo: Khai sinh cho con mang họ mẹ được không?
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về khai sinh cho con sinh ra ở nước ngòai:
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về vấn đề như thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ, xử phạt khi nhập khẩu muộn, đăng ký khai sinh cho con theo họ mẹ và những vấn đề khác liên quan đến đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ, kê khai và soạn thảo các loại hồ sơ, chúng tôi cũng có thể tư vấn hướng dẫn cho bạn. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cư thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi liên quan đến vấn đề khai sinh cho con sinh ra ở nước ngoài về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Nguyễn Ngọc