Hệ quả của việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật
15:38 10/07/2019
Hệ quả của việc nuôi con nuôi : Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi...
- Hệ quả của việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật
- Hệ quả của việc nuôi con nuôi
- Hỏi đáp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
HỆ QUẢ CỦA VIỆC NUÔI CON NUÔI
Kiến thức của bạn:
Hệ quả của việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
Nội dung tư vấn Khoản 1 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi quy định:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
Nuôi con nuôi là một chế định pháp lý hết sức quan trọng và có tính nhân đạo sâu sắc, đang được xã hội đặc biệt quan tâm. Vấn đề nuôi con nuôi là một vấn đề mang tính xã hội , thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc mà mục đích cơ bản là nhằm tạo cho những trẻ em bị thiệt thòi, thiếu vắng tình thương yêu của cha mẹ và những người thân, một mái ấm gia đình thay thế.
Sau khi hoàn thành xong thủ tục nhận nuôi con nuôi, cha mẹ đẻ có quyền gì với con đẻ của mình nữa hay không, con nuôi có được đổi tên, họ theo họ cha mẹ nuôi không?… là những vấn đề mà các chúng ta vẫn thắc mắc. Pháp luật về hôn nhân và gia đình cũng như nuôi con nuôi quy định rõ hệ quả của việc nuôi con nuôi.
1. Quan hệ giữa người nuôi và người được nhận nuôi
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 68 Luật HNGĐ 2014 thì: “Giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con được quy định tại Luật này, Luật nuôi con nuôi, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”…
Điều 24, luật nuôi con nuôi quy định rất rõ về hệ quả của việc nuôi con nuôi như sau: “Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Cụ thể, cha mẹ có nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con , tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội….
Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình… [caption id="attachment_15014" align="aligncenter" width="300"] Hệ quả của việc nuôi con nuôi[/caption]
2. Quyền thay đổi một số nội dung trong giấy khai sinh
Căn cứ khoản 2, 3, 4 Điều 24 Luật Nuôi Con Nuôi quy định:
...“2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc củ cha nuôi, mẹ nuôi.”
Theo quy định trên, việc nhận nuôi con nuôi không đương nhiên làm thay đổi họ, tên của con nuôi theo họ của người nhận nuôi. Theo quy định trên thì cha mẹ nuôi có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Tuy nhiên, nếu con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì việc thay đổi họ, tên phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp, con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên không đồng ý việc thay đổi họ, tên của mình, thì con nuôi mang họ, tên cũ. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi mất năng lực hành vi chỉ cần có sự đồng ý và yêu cầu của cha, mẹ nuôi.
Đối với trẻ em được nhận nuôi là trẻ em bị bỏ rơi thì dân tộc được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi. Như vậy, nếu cha mẹ nuôi là dân tộc kinh thì con nuôi cũng là dân tộc kinh.
3. Quan hệ giữa người được nhận nuôi với gia đình cha mẹ đẻ.
Theo khoản 4 điều 24 Luật Nuôi Con Nuôi 2010 thì: “Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi”.
Như vậy, khi nhận nuôi con nuôi quan hệ giữa cha mẹ đẻ với con được nhận là con nuôi chấm dứt, pháp luật cũng quy định cụ thể về vấn đề nhân thân cũng như tài sản của con nuôi đối với cha mẹ nuôi. Bài viết tham khảo:
- Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trong nước tại cơ quan có thẩm quyền
- Trách nhiệm nuôi dưỡng con sau khi ly hôn theo quy định pháp luật hiện hành
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.