Trong bối cảnh giao thông hiện đại, việc tuân thủ các quy định về giấy tờ là điều cần thiết. Một trong những tình huống phổ biến mà người lái xe có thể gặp phải là việc bị tạm giữ giấy đăng ký xe. Điều này đặt ra câu hỏi: “Liệu người lái có thể tiếp tục lái xe không?”
Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
08:53 12/08/2017
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính..các trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật
- Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- Hỏi đáp luật hành chính
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NHƯNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG RA QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Kiến thức cho bạn:
Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Kiến thức của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Nội dung tư vấn:
Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể được hiểu là quyết định xử phạt hành chính đối với cá nhân, tổ chức đã có hành vi vi phạm pháp luật mà bị xử lý vi phạm hành chính. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể được ra sau khi có biên bản vi phạm hành chính hoặc trong nhiều trường hợp không cần lập biên bản vi phạm hành chính vẫn có thể ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (điều 56 luật xử lý vi phạm hành chính)
2. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Điều 65 luật xử lý vi phạm hành chính quy định những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gồm có:
Một là, Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
- Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;
Điều 11 quy định về trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính, gồm có:
“Điều 11. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;
5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Luật này.” [caption id="attachment_45977" align="aligncenter" width="220"] Quyết định xử phạt vi phạm hành chính[/caption]
- Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
- Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này; trong đó:
Điều 6 quy định về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính và cách tính thời hiệu. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính như sau: “Điều 6. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính: 1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau:
Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;…”
Khoản 3, điều 63 quy định trong trường hợp chuyển hồ sơ vụ vi phạm từ cơ quan điều tra hình sự cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án mà có dấu hiệu, hành vi vi phạm hành chính: “3. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trong trường hợp cần xác minh thêm quy định tại khoản 2 Điều này thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày.”
Khoản 1, điều 66 luật xử lý vi phạm hành chính quy định trong trường hợp đã lập biên bản vi phạm hành chính thì thời hạn ra quyết định được tính như thế nào, quá thời hạn luật định thì sẽ không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: “Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.
Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày…”
- Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;
- Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Điều 62 của Luật này (chuyển hồ sơ vụ vi phạm từ cơ quan xử phạt vi phạm hành chính sang cơ quan điều tra hình sự)
Hai là, Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Nội dung của các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 1 điều 28 gồm: “Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng: 1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định…”
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện. Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
=> Tiểu kết:
- Trong nhiều trường hợp luật định thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
- Tuy không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có thể áp dụng ra quyết định khác như: quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo luật định.
Một số bài viết cùng chuyên mục tham khảo:
Tải mẫu về việc hủy bỏ hiệu lực hoặc hủy bỏ một phần hiệu lực quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Quy định về thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Quy định của pháp luật về thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hành chính miễn phí 24/7 :19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua Email: [email protected]. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn!
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng./.
Trân trọng ./.
Liên kết tham khảo:
- Tư vấn luật hành chính
- Tư vấn thủ tục đăng ký sang tên xe ô tô, xe máy
- Tư vấn pháp luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật lao động miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí 24/7: 1900.6178;
- Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí 24/7: 19006500