Nguyên tắc ghi sổ giấy tờ hộ tịch theo quy định mới
10:19 12/08/2019
Nguyên tắc ghi sổ giấy tờ hộ tịch theo quy định mới: Thứ nhất, Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp, ...
- Nguyên tắc ghi sổ giấy tờ hộ tịch theo quy định mới
- Nguyên tắc ghi sổ giấy tờ hộ tịch
- Hỏi đáp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NGUYÊN TẮC GHI SỔ GIẤY TỜ HỘ TỊCH
Kiến thức của bạn:
Nguyên tắc ghi sổ giấy tờ hộ tịch theo quy định mới
Kiến thức của Luật sư:
Cơ sở pháp lý:
- Luật Hộ tịch 2014
- Nghị định 123/2015 NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch
- Thông tư 15/2015 TT-BTP hướng dẫn Luật Hộ tịch và Nghị định 123/2015
Nội dung tư vấn: Nguyên tắc ghi sổ giấy tờ hộ tịch theo quy định mới Khoản 3 Điều 4 Luật Hộ tịch quy định:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...3. Sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này.
Thứ nhất, Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp, viên chức ngoại giao, lãnh sự (sau đây gọi chung là công chức làm công tác hộ tịch) phải tự mình ghi vào Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch. Nội dung ghi phải chính xác; chữ viết phải rõ ràng, đủ nét, không viết tắt, không tẩy xóa; viết bằng loại mực tốt, cùng một màu; không dùng các màu mực khác nhau; không dùng mực đỏ.
Trường hợp ứng dụng công nghệ thông tin để in giấy tờ hộ tịch trên máy thì phải in bằng loại mực tốt, màu đen, không bị nhòe, mất nét hoặc phai màu.
Thứ hai, sổ hộ tịch phải được đóng dấu giáp lai từ trang đầu đến trang cuối cùng ngay từ khi mở sổ. Sổ được ghi liên tiếp theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống.
Thứ ba, Số đăng ký trong năm trên mỗi loại Sổ hộ tịch phải được ghi liên tục theo thứ tự, bắt đầu từ số 01 cho đến hết năm. Trường hợp chưa hết năm mà hết sổ thì sử dụng sang quyển sổ khác và ghi tiếp theo số thứ tự cuối cùng của sổ trước, không được ghi lại từ số 01.
Ví dụ: Sổ đăng ký khai sinh năm 2016, quyển 1 dùng hết với số cuối cùng (của trang cuối cùng) là 200 thì khi chuyển sang quyển 2, lấy số tiếp theo là 201.
Thứ tư, số ghi trên giấy tờ hộ tịch của cá nhân phải trùng với số đăng ký ghi trong Sổ hộ tịch. [caption id="attachment_20982" align="aligncenter" width="400"] Nguyên tắc ghi sổ giấy tờ hộ tịch[/caption]
Thứ năm, các cột, mục trong Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch phải được ghi đầy đủ, chính xác theo đúng hướng dẫn trong Sổ hộ tịch và Thông tư này; ngày, tháng, năm được ghi theo dương lịch.
Thứ sáu, việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được ghi vào Sổ hộ tịch như sau:
- Việc thay đổi quốc tịch được ghi vào mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh; việc thay đổi này cũng được ghi vào mục “Ghi chú” trong các Sổ hộ tịch khác mà người thay đổi quốc tịch đã đăng ký hộ tịch;
- Việc xác định cha, mẹ, con được ghi vào mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh của người con;
- Việc xác định lại giới tính được ghi vào mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh của người được xác định lại giới tính;
- Việc nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi được ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi;
- Việc ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật, công nhận việc kết hôn được ghi vào mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký kết hôn;
- Việc công nhận giám hộ được ghi vào Sổ đăng ký giám hộ;
- Việc tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một người mất tích, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được ghi vào mục “Ghi chú” trong Sổ đăng ký khai sinh;
- Việc tuyên bố hoặc huỷ tuyên bố một người đã chết được ghi vào Sổ đăng ký khai tử.
Thứ bảy, việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch như sau:
- Việc khai sinh được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh;
- Việc kết hôn được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn;
- Việc giám hộ được ghi vào Sổ đăng ký giám hộ;
- Việc nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con được ghi vào Sổ đăng ký nhận cha, mẹ, con. Trường hợp người con đã được đăng ký khai sinh tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đã đăng ký khai sinh ghi chú tiếp vào Sổ đăng ký khai sinh;
- Việc nuôi con nuôi được ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi;
- Việc thay đổi hộ tịch được ghi vào Sổ đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc và ghi chú tiếp vào Sổ đăng ký các việc hộ tịch khác;
- Việc ly hôn, huỷ việc kết hôn được ghi vào Sổ ghi chú ly hôn. Nếu việc kết hôn, ghi chú kết hôn trước đây thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đã đăng ký kết hôn, ghi chú kết hôn để ghi chú tiếp vào Sổ đăng ký kết hôn;
- Việc khai tử được ghi vào Sổ đăng ký khai tử.
Thứ tám, Cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch đang lưu trữ Sổ hộ tịch có trách nhiệm thực hiện việc ghi vào Sổ hộ tịch theo quy định ngay sau khi nhận được bản án, quyết định.
Trường hợp Sổ hộ tịch được lưu trữ tại 2 cấp thì cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch nhận được bản án, quyết định, sau khi ghi vào Sổ hộ tịch, có trách nhiệm thông báo tiếp cho cơ quan đang lưu trữ Sổ hộ tịch còn lại để ghi vào Sổ hộ tịch, bảo đảm cập nhật đồng bộ.
Thứ chín, Khi ghi vào Sổ hộ tịch, phải ghi theo đúng nội dung của giấy tờ hộ tịch; những nội dung trong Sổ hộ tịch có mà trong giấy tờ hộ tịch không có thì để trống, những nội dung trong giấy tờ hộ tịch có nhưng trong Sổ hộ tịch không có thì ghi vào mục “Ghi chú” của Sổ hộ tịch.
Trường hợp nội dung thông tin hộ tịch trên giấy tờ hộ tịch, Sổ hộ tịch chưa xác định được thì để trống, không được gạch chéo hoặc đánh dấu.
Bài viết tham khảo:
- Sửa chữa sai sót khi ghi giấy tờ hộ tịch theo quy định của pháp luật.
- Hồ sơ làm giấy khai sinh cho con theo quy định pháp luật hiện hành.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.