Người tâm thần gây thiệt hại thì trách nhiệm của họ như thế nào?
17:00 05/09/2017
Người tâm thần gây thiệt hại thì trách nhiệm của họ như thế nào ?, Tại khoản 3 điều 586 BLDS 2015 quy định trong trường hợp một người bị mất năng lực...
- Người tâm thần gây thiệt hại thì trách nhiệm của họ như thế nào?
- Người tâm thần
- Tin tức tổng hợp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Người tâm thần gây thiệt hại thì trách nhiệm của họ như thế nào?
Kiến thức của bạn:
Xin luật sư cho biết: Chuyện là em bị một tên biến thái đánh; châm thuốc vào người em sau đó gây thương tích. Sau khi báo công an thì người nhà nó mang giấy chứng nhận bệnh tâm thần của người đó. Điều lạ là trong phiếu chứng nhận ghi nó bị tâm thần nặng mà nó vẫn được tự do đi uống cà phê, lúc ở quán em bị nó tấn công trong toilet. Em nhập viện được 3 hôm sau khi báo công an; lúc đầu em yêu cầu người nhà nó chịu trách nhiệm lo viện phí cho em; nhưng người nhà thằng biến thái kia không tới lo cho em, vậy em phải làm như thế nào. Xin cảm ơn luật sư
Kiến của luật sư:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Người tâm thần gây thiệt hại thì trách nhiệm của họ như thế nào ?
1. Người tâm thần gây thiệt hại thì trách nhiệm của họ như thế nào ?
a. Năng lực trách nhiệm dân sự của cá nhân là gì?
Theo điều BLDS năm 2015 quy định năng lực trách nhiệm dân sự của cá nhân bao gồm năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
"1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết."
Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
"Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự"
b. Người tâm thần có phải người mất năng lực hành vi dân sự hay không ?
Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự
"1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức; làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền; lợi ích liên quan hoặc của cơ quan; tổ chức hữu quan; Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền; lợi ích liên quan hoặc của cơ quan; tổ chức hữu quan; Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện" [caption id="attachment_50291" align="aligncenter" width="372"] Người tâm thần[/caption]
Như vậy; trong trường hợp của bạn; bạn có nói gia đình của anh ta có giấy chứng nhận pháp y chứng minh người đó mắc bện tầm thần từ đó không thể làm cho anh ta nhận thức và điều khiển khiển hành vi của mình. Do đó trong trường hợp này người gây thiệt hại cho bạn được xác định là người mất năng lực trách nhiệm dân sự
2. Người tâm thần gây thiệt hại thì trách nhiệm được quy định như thế nào ?
Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
"1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha; mẹ thì cha; mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha; mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu; trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức; làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường."
Tại khoản 3 điều 586 BLDS 2015 quy định trong trường hợp một người bị mất năng lực hành vi dân sự mà gây thiệt hại thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình
Trừ trường hợp người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
"Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ."
Như vậy cụ thể trường hợp của bạn; bạn bị một bị mất năng lực trách dân sự gây thiệt. Trường hợp này bạn có thể yêu cầu người giám hộ của anh ta bồi thường cho bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Trình tự thủ tục phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự
- Đảm bảo quyền con người qua chế định giám đốc thẩm, tái thẩm
Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào. Bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và để yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn. Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của anh chị để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của anh; chị.
Trân trọng ./.
Liên kết ngoài tham khảo: