• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người có quyền yêu cầu ly hôn và các hình thức ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 có quy định “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án

  • Người có quyền yêu cầu ly hôn và các hình thức ly hôn
  • các hình thức ly hôn
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Kiến thức của bạn:

     Thủ tục ly hôn theo quy định pháp luật mới nhất.

Kiến thức luật sư:

  • Căn cứ pháp lý: 

     + Luật Hôn nhân và gia đình 2014

     + Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000

  • Nội dung tư vấn:

     Gia đình là nơi thân thương nhất trong mỗi con người, là nơi sinh ra và trưởng thành chính vì vậy gia đình luôn có ý nghĩa thiêng liêng và cao cả. Thật tuyệt vời nếu bạn được sống trong gia đình hạnh phúc đầy đủ nhưng trong cuộc sống không phải ai cũng may mắn được như vậy, những mâu thuẫn chồng chéo, mối quan hệ không thể cứu vãn dẫn đến hôn nhân đổ vỡ. Khi mục đích hôn nhân không đạt được thì vợ, chồng có thể thực hiện ly hôn. Pháp luật hôn nhân và gia đình đã quy định về trình tự thủ tục để ly hôn, tuy nhiên, để bạn có thể hiểu rõ hơn về những quy định của pháp luật đó, công ty Luật Toàn quốc chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn về thủ tục ly hôn.

  1. Vấn đề Quyền yêu cầu ly hôn

     Có nhiều lý do dẫn đến việc vợ, chồng mong muốn chấm dứt cuộc sống hôn nhân vậy nên pháp luật có quy định cho phép một trong hai vợ hoặc chồng hoặc cả hai có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho họ (Khoản 1 Điều 51 – Luật hôn nhân và gia đình 2014).

      Tuy nhiên, quy định tại khoản Điều 51 có quy định:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. 3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

     Thứ nhất là người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi được hiểu là những người bị mất năng lực hành vi dân sự và phải được Tòa án tuyên là mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận của Tổ chức giám định pháp y tâm thần, có nghĩ là nếu họ trên thực tế mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức hoặc là chủ hành vi của mình nhưng không có quyết định của Tòa án thì cha, mẹ, người thân thích khác không thể đại diện cho họ yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 

     Thứ hai  là người thân thích khác có thể là con; anh, chị, em; ông, bà; chú, bác, cô ruột của người mất năng lực hành vi dân sự,.... Thứ ba là, cha, mẹ, người thân thích của vợ, chồng chỉ có quyền yêu cầu ly hôn với chồng, vợ là người mất năng lực hành vi dân sự và đồng thời là người bị hại hay nạn nhân của bạo lực gia đình, nếu tiếp tục bị bạo lực thì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người mất năng lực hành vi dân sự.

    Đặc biệt, trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn. Đây là quy định nhân đạo để bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp người mẹ và đứa trẻ khi đang trong thời gian thai nghén hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, bởi vì đây là giai đoạn cả người mẹ hay con đều cần sự chăm sóc chu đáo đảm bảo sự phát triển bình thường của bào thai hay đứa trẻ, do vậy việc người chồng yêu cầu ly hôn có thể ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của người mẹ, gián tiếp là người con.

  1. Các trường hợp ly hôn

     Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về hai trường hợp Tòa án giải quyết ly hôn khi có đơn yêu cầu ly hôn đó là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu cỏa một bên.

     2.1. Thuận tình ly hôn

     Mặc dù, trong trường hợp thuận tình ly hôn cả vợ và chồng đều thống nhất mong muốn chấm dứt cuộc hôn nhân nhưng Tòa án vẫn phải tiến hành các bước hòa giải tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà. (điểm a, khoản 9, Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000)

      Theo quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì Tòa án chỉ ra quyết định thuận tình ly hôn khi có đủ các yếu tố sau:

      + Cả hai bên vợ, chồng tự nguyện ly hôn, tức là không có sự cưỡng ép, lừa dối ly hôn.

      + Vợ, chồng đã thỏa thuận được vấn đề chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của vợ, con.

     + Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

     Do đó, khi thiếu một trong các yếu tố trên thì, Tòa án không ra quyết định thuận tình ly hôn, và sẽ tiến hành mở phiên tòa giải quyết việc ly hôn theo quy định của pháp luật.

      2.2. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

    Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.

    Nếu người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ thành. Trong trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo quy định của pháp luật.

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật Sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Luật Toàn Quốc rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người dân để chúng tôi trở nên chuyên nghiệp hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.!.

Bài viết tham khảo:

 

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178