• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người 15 tuổi phạm tội xử lý như thế nào, Trách nhiệm hình sự của người 15 tuổi phạm tội, Trách nhiệm dân sự của người 15 tuổi

  • Người 15 tuổi phạm tội xử lý như thế nào?
  • Người 15 tuổi phạm tội xử lý như thế nào
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Người 15 tuổi phạm tội xử lý như thế nào?

Kiến thức của bạn:

     Quý Công ty lòng giải đáp giúp tôi trường hợp sau:
Cửa hàng điện thoại của chúng tôi bị kẻ trộm lẻn vào lấy cắp, chúng tôi đã làm đơn trình báo lên Cơ quan  Công an, sau đó Công an đã bắt được đối tượng trộm cắp là 1 trẻ vị thành niên 15 tuổi. Tuy nhiên tang vật thu được và bàn giao lại cho cửa hàng chúng tôi không đủ so với số hàng bị mất. Như vậy, phần tài sản chưa được thu hồi đó ai chịu trách nhiệm, và kẻ trộm bị xử lý như thế nào.
Kính mong Quý Công tư vấn giúp.

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

[caption id="attachment_29705" align="aligncenter" width="450"]Quy định của pháp luật đối với người 15 tuổi phạm tội Quy định của pháp luật đối với người 15 tuổi phạm tội[/caption]

Nội dung tư vấn:      Điều 8 BLHS 1999 quy định:

Điều 8. Khái niệm tội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

1. Trách nhiệm hình sự

    Điều 138 Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
A) Có tổ chức;
B) Có tính chất chuyên nghiệp;
C) Tái phạm nguy hiểm;
D) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
Đ) Hành hung để tẩu thoát;
E) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
G) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng
 
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
        Trong trường hợp này bạn không nói rõ tổng giá trị thiệt hại mà đối tượng trộm cắp gây ra cho bạn cụ thể là bao nhiêu. Do đó tôi xin tư vấn như sau:
        Do đối tượng trộm cắp là người chưa thành niên, mà theo quy định của pháp luật người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cô ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Tội rất nghiêm trọng là tội có khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù, tội đặc biệt nghiêm trọng là tội có khung hình phạt trên 15 năm tù, chung thân hoặc tử hình. Do đó trong trường này của bạn đòi hỏi giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai trăm triệu đến dưới năm trăm triệu hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng thì mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Trách nhiệm dân sự

     Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
        Do người gây thiệt hại cho bạn là người chưa thành niên, trường hợp này bạn cần phải xác định chính xác tuổi của người gây thiệt hại:
  • Trường hợp người gây thiệt hại là người là người chưa đủ 15 tuổi thì bạn có quyền yêu cầu cha mẹ của người đó bồi thường thiệt hại cho bạn nếu tài sản của cha, mẹ của người gây thiệt hại không đủ để bồi thường mà người gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.
  • Trường hợp người gây thiệt hại đã đủ mười lăm tuổi thì phải bồi thường bằng tài sản của chính người đó; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:

     Bộ luật tố tụng hình sự quy định về biện pháp ngăn chặn tạm giam như thế nào?

     Tố cáo người vu khống theo quy định của pháp luật      Để được tư vấn chi tiết về Người 15 tuổi phạm tội xử lý như thế nào, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178