Nghị định 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ
10:13 13/01/2020
Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 08 /01/2020, có hiệu lực từ ngày 24/02/2020;
- Nghị định 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ
- Nghị định 08/2020/NĐ-CP
- Pháp luật công chứng
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
NGHỊ ĐỊNH 08/2020/NĐ-CP
Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 08 tháng 01 năm 2020, có hiệu lực từ ngày 24 tháng 02 năm 2020;
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 08/2020/NĐ-CP: Nghị định này quy định về Thừa phát lại, tổ chức hành nghề của Thừa phát lại; thẩm quyền, phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại; kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và quản lý nhà nước về Thừa phát lại.
Nghị định 08/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định 61/2009/NĐ-CP và Nghị định 135/2013/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2020/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2020 |
NGHỊ ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về Thừa phát lại, tổ chức hành nghề của Thừa phát lại; thẩm quyền, phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại; kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và quản lý nhà nước về Thừa phát lại.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
2. Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
Điều 3. Công việc Thừa phát lại được làm
1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
4. Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
.......................................................................................
>>> Tải Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát
Bài viết tham khảo:
- Tải nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại;
- Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP;
Để được tư vấn chi tiết về Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Quỳnh Mai